lục, đôi khi lại chỉ màu xanh đen, ta nghĩ ở đây nên được hiểu là màu xanh
lục. Bởi vì màu sắc tương ứng với ‘thủy’ là màu đen nên chữ ‘xanh’ ở đây
không thể chỉ màu xanh đen được. Mà nếu xanh là màu tương ứng với
‘mộc’, dường như cây cối rất ít khi có màu xanh lam. Bởi vậy nên hiểu
‘xanh’ ở đây thành màu xanh lục là hợp lý nhất.”
(1) Thường được gọi là Đại Vũ, là một vị vua huyền thoại ở Trung Quốc thời cổ đại.
(2) Vị vua cuối cùng đời nhà Thương của lịch sửa Trung Quốc.
(3) Tên thật là Cơ Phát, là vị Quân chủ sáng lập triều đại nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
(4) Tức Kinh Thư, là một bộ phận trong bộ sách Ngũ Kinh của Trung Quốc, ghi lại các truyền
thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau
nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.
“Nhưng Vu Lăng tỷ tỷ, muội… chưa từng tiếp xúc với học thuyết này.”
Chung Hội Vũ ngắt lời Quỳ.
“Không, muội đã tiếp xúc rồi, chẳng qua chính muội không ý thức được
mà thôi.”
“Vu Lăng Quỳ, ngươi dựa vào đâu mà suy đoán như vậy?” Lộ Thân hỏi.
“Đơn giản thôi, chính là bài hát Thanh Dương. Thanh Dương là một
trong mười chín bài hát tế lễ, là bài hát miêu tả mùa xuân, với câu cuối cùng
là ‘Duy xuân chi kỳ’. Trong số các bài hát tế lễ còn có ba bài khác lần lượt
tương ứng với ba mùa hạ, thu, đông. Tương ứng với hạ là bài Chu Minh,
tương ứng với đông là bài Huyền Minh. Trong học thuyết Ngũ Hành, ‘hỏa’
tương ứng với mùa hạ, màu sắc là màu đỏ; còn ‘thủy’ tương ứng với mùa
đông và màu đen. Hội Vũ muội muội, ta nói tới chắc muội cũng hiểu rồi,
những bài hát tế lễ vốn được sáng tác dựa trên học thuyết Ngũ Hành, bởi vì
hát Thanh Dương nên muội đã vô tình được tiếp xúc với học thuyết này. Mà
sáng hôm qua khi ở bên suối, muội nói với ta rằng ‘Giang Ly tỷ cũng biết