“Ta cũng vậy thôi. Đương nhiên, ta không bị cướp đoạt quá nhiều thứ chỉ
vì điều ấy như Vu Lăng quân... Thế nhưng cũng nhờ thân phận này mà
chúng ta nhận được rất nhiều 'quyền lực' mà người khác không thể chạm
tới, không phải ư?”
“Đó là quyền lực gì cơ chứ? Là quyền được trốn tránh các loại việc vặt
mệt mỏi, hay là quyền được giao tiếp với thần linh?”
“Chúng ta đều được dạy bảo về nhạc, về lễ, đây hẳn là một kiểu quyền
lực.”
“Quyền được dạy bảo... ư?”
“Con gái mà, nếu sinh ra trong nhà nhạc sư, sẽ được dạy âm nhạc, ca
múa; nếu sinh trong nhà kinh sư, sẽ được học Kinh Thi và Kinh Lễ
*
. Nhưng
có thể kiêm cả hai điều này, e rằng chỉ có Vu nữ như chúng ta mà thôi.”
* Còn gọi là Lễ ký, là một quyển trong bộ Ngũ Kinh, tương truyền do các môn đệ của Khổng Tử
thời Chiến Quốc viết, ghi chép các lễ nghi thời trước.
“Nhưng ta nghe nói thời thơ ấu của Nhã Anh tỷ không mấy vui vẻ.”
“Có lẽ ta chưa từng có thời thơ ấu. Từ khi biết ghi nhớ tới giờ, ngày nào
ta cũng học lễ, tập nhạc. Hơn nữa phụ thân rất nghiêm khắc với ta, đọc thơ
cũng thế, diễn tấu cũng thế, chỉ cần sai một chút là sẽ đánh ta. Nhưng ta
cũng vừa nói rồi, đây đều là sự trả giá cho việc nhận được quyền lực.
Huống chi thời nhỏ hồn nhiên ngốc nghếch, nếu chỉ vui chơi đùa nghịch thì
giờ ta cũng chẳng còn nhớ gì hết, chỉ lãng phí cuộc đời mà thôi. Dù sao ta
cũng rất hoài niệm những tháng ngày đau đớn mà cực khổ ấy.”
“Tình hình của ta khá hơn một chút. Vì ta đã sớm nhận ra, cuộc đời ta
không thuộc về chính mình, dù ra làm gì đi chăng nữa thì đều làm theo kỳ
vọng của người khác mà thôi. Thân là trưởng nữ, 'Vu nhi', kỳ vọng của