trung trong tay kẻ mạnh về vũ lực. Quý tộc nuôi pháp sư ở nhà, để bọn họ
hầu hạ mình. Ta nghĩ đây là một kiểu chế độ hoàn toàn sai lầm, sự loạn lạc
sau khi triều Chu dời sang phía Đông và sự tàn bạo của Tần vương cũng bởi
vậy mà sinh ra. Nếu muốn chấm dứt loạn lạc, lập lại thái bình, ta cho rằng
biện pháp tốt nhất không phải là việc thay đổi niên hiệu hay sắc phục, cũng
không phải tin tưởng nhà Nho, mà nên xây dựng lại một chính quyền của
các pháp sư, để các pháp sư nắm giữ quyền lực thế tục một lần nữa…”
“Hóa ra dã tâm của Nhã Anh tỷ là như vậy…”
“Đầu thời Chu, Chu Công
(1)
lập lễ soạn nhạc, xây dựng chế độ mới lấy
quý tộc quân sự làm chủ đạo, phá bỏ truyền thống chính trị tôn giáo hợp
nhất của thời Ân Thương. Năm trăm năm sau, Khổng Tử san định Kinh Thi,
Kinh Thư, viết nên Kinh Xuân Thu, cân nhắc những cái được và chưa được
của chế độ thời Hạ, Thương, Chu, muốn lập ra một chế độ mới muôn đời
không đổi. Thế rồi nhà Nho đời sau đã dựa theo tư tưởng của ông để viết
nên Vương chế
(2).
Nhưng theo ta thấy thì bản dự thảo chính trị này cũng
chỉ được sửa đổi thêm thắt một chút so với chế độ do Chu Công lập ra mà
thôi. Rồi năm trăm năm sau đó, nhà Chu sụp đổ, nhà Tần tàn bạo chỉ tồn tại
trong thời gian rất ngắn, nhà Hán hưng thịnh hơn trăm năm song lại noi
theo thói hung tàn của Tần Chính
(3).
Kết quả là kéo dài tới đương kim
hoàng thượng, dấy binh thảo phạt Hung Nô, cực kỳ hiếu chiến, khiến đất
nước kiệt quệ; lại làm lễ Phong Thiền
(4),
tin dùng thuật sĩ. Mấy trò cầu tiên
hỏi quỷ nực cười biết bao, vậy mà ông ta làm hoài không mệt, chẳng những
không thấy sai mà còn chẳng biết nhục. Theo ta thấy thì đất nước này đã đi
đến bờ vực suy tàn, không cải cách không được. Chẳng phải nhà Nho
thường rất chú ý tới sự đối lập giữa ‘Chất’ và ‘Văn’ ư
(5)
? Ta nghe nói nhà
Nho gọi Ân Thương là ‘Chất gia’, gọi nhà Chu là ‘Văn gia’, cho rằng hai
loại tinh thần ‘Chất’ và ‘Văn’ này đang không ngừng luân phiên thay đổi.
Vậy thì thời đại của chúng ta có thể coi như sự kết thúc của ‘Văn’. Muốn
cứu vớt các loại tệ đoan vào thời mạt vận của ‘Văn’ thì phải chọn chế độ
của ‘Chất gia’ lần nữa, khiến chính trị tôn giáo hợp nhất, Vu giả
(6)
cầm
quyền. Từ thời Chu Công đến thời chúng ta vừa tròn một ngàn năm, một