LỄ TẾ MÙA XUÂN - Trang 74

[3]

“Phải rồi, ta vẫn luôn muốn thỉnh giáo hai vị quý khách uyên bác vài vấn

đề về thần linh. Tuy ta biết nhà Nho không nói về những chuyện quái lạ,
bạo lực, phản loạn, quỷ thần

*

, nhưng giờ mọi người vừa nhắc tới đề tài về

thần linh, cũng nên đưa ra học thuyết Nho giáo, nếu không sẽ bị kỳ thị là dị
đoan.”

* Câu này lấy ý theo một câu trong Luận ngữ: Tử bất ngữ quái, lực, loạn, thần. Có nghĩa là

Khổng Tử không nói về bốn điều: Quái lạ, bạo lực, phản loạn, quỷ thần.

Dường như để bầu không khí thoải mái hơn, chủ nhà Quan Vô Dật lên

tiếng, chuyển đề tài về lễ tế vào mấy ngày sau.

“Nhà họ Quan đã từng chấp chưởng việc tế bái quốc gia của nước Sở,

đối tượng tế bái chủ yếu là những vị thần được thờ phụng trên đất Sở.
Trong đó Đông Hoàng Thái Nhất là Chủ thần tối cao, xếp sau là các thiên
thần như Đông Quân, Tư Mệnh, Vân Trung Quân…, tiếp đó là các vị thần
núi sông như Tương Quân, Tương Phu Nhân, Quý Núi,… cuối cùng là linh
hồn của những người hi sinh vì đất nước. Cửu ca

*

của Khuất Nguyên được

viết dựa theo hệ thống thần linh đất Sở. Ta vốn tưởng rằng Đông Hoàng
Thái Nhất là vị thần của riêng đất Sở, tuy nhiên ta nghe nói hiện giờ vương
triều Hán cũng coi Thái Nhất là Chủ thần trong việc tế bái quốc gia; mà
người chủ trì tế bái Đông Quân và Vân Trung Quân ở Trường An không
phải pháp sư đất Sở mà là pháp sư đất Tấn, điều này khiến ta vô cùng kinh
ngạc, vậy nên muốn thỉnh giáo các vị một chút…”

* Cửu ca vốn là tên gọi của một ca khúc viễn cổ trong thần thoại truyền thuyết của dân tộc Hán,

Khuất Nguyên đã dựa theo nhạc tế thần dân gian của dân tộc Hán để cải biên sửa chữa. Tác phẩm
có tổng cộng 11 thiên: Đông Hoàng Thái Nhất, Vân Trung Quân, Thiếu Tư Mệnh, Đông Quân,
Tương phu nhân, Tương Quân, Đại Tư Mệnh, Hà Bá, Sơn Quỷ, Quốc thương, Lễ hồn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.