đương kim hoàng thượng xin được tế bái Thái Nhất và đưa ra phương pháp
tế bái. Ông ta nói, ‘Vị thần cao quý nhất trong tất cả các vị thần là Thái
Nhất, phụ tá của Thái Nhất là Ngũ Đế’, tức là, ông ta cho rằng Thái Nhất là
vị thần tối cao thống lĩnh Thiên thần Ngũ phương. Đương kim hoàng
thượng chấp nhận tấu chương của ông ta, thiết lập đàn tế Thái Nhất ở phía
Đông Nam thành Trường An. Đây là hình thức tế bái đầu tiên của triều đình
với Thái Nhất.
Hình thức thứ hai có thể nói là bổ sung cho hình thức thứ nhất. Có người
đề nghị rằng, Thiên tử cổ đại phải tế bái ‘Tam Nhất’ - tức Thiên Nhất, Địa
Nhất, Thái Nhất. Thế là đương kim hoàng thượng liền ra lệnh cho Thái
chúc
*
tổ chức lễ tế trên đàn tế được xây dựng lúc trước.
* Một chức quan quản lý việc tế bái.
Sau đó, lại có kẻ đưa ra phương pháp tế bái mới, được đương kim hoàng
thượng chấp nhận, cũng tiến hành lễ tế trên đàn tế được xây dựng lúc trước.
Phương pháp này không chỉ tế bái Thái Nhất mà còn tế bái các vị thần như
Hoàng Đế, Minh Dương, Mã Hành, Sơn Quân núi Cao, Vũ Di Quân, Sứ giả
Âm Dương… Đây là hình thức tế bái thứ ba với Thái Nhất.
Tới năm Nguyên Thú
*
thứ năm, đương kim hoàng thượng vừa khỏi bệnh
nặng, bèn xây dựng Thọ cung, tế bái Thần Quân. Vị thần có địa vị cao nhất
trong Thần Quân chính là Thái Nhất, tiếp đó là những vị thần như Thái
Cấm, Tư Mệnh. Đây là hình thức tế bái thứ tư.
* Niên hiệu thứ tư thời Hán Vũ đế.
Tới năm Nguyên Đinh
*
thứ năm, đương kim hoàng thượng lệnh cho Từ
quan
**
Khoan Thư dựng một đàn tế Thái Nhất ở cung Cam Tuyền, mô
phỏng theo dáng vẻ mà Mậu Kỵ miêu tả, tổng cộng có ba tầng, đặt đàn tế
thờ Ngũ Đế dưới đàn tế thờ Thái Nhất. Đông chí năm ấy, đương kim hoàng
thượng đích thân bái lạy Thái Nhất. Có kẻ nói rằng đêm ấy bầu trời sáng