rực, có ánh vàng bay vút lên cao. Đây chính là hình thức tế bái thứ năm với
Thái Nhất.
* Niên hiệu thứ năm thời Hán Vũ đế.
** Vị quan quản lý việc tế bái.
Sau khi vào thu, đương kim hoàng thượng chuẩn bị chinh phạt nước
Triệu, bởi vậy lại cầu xin Thái Nhất, lần này còn vẽ cờ hiệu, phía trên viết
‘Thái Nhất Tam Tinh’ nên còn được gọi là ‘Cờ hiệu Thái Nhất’. Khi tế bái,
Thái sử cầm cờ, chỉ về nước chuẩn bị chinh phạt. Đây là hình thức tế bái
thứ sáu.
Cuối cùng, tới năm Nguyên Phong
*
thứ năm, đương kim hoàng thượng
cho xây một Thiên cung
**
ở Tây Nam huyện Phụng Cao dựa theo bức vẽ
mà nghệ nhân người Tế Nam
***
Công Ngọc Đới dâng lên. Hình dáng cụ
thể của Thiên cung, ta không tiện nói cho mọi người, nhưng những vị thần
được thờ phụng bên trong thì nhắc đến cũng không hề gì. Thiên cung chủ
yếu thờ phụng Cao tổ của triều đại chúng ta, đồng thời cũng thờ phụng Thái
Nhất, Ngũ Đế và Hậu Thổ. Đây chính là hình thức tế bái thứ bảy với Thái
Nhất.”
* Niên hiệu thứ sáu thời Hán Vũ đế.
** Nơi để thờ cúng, tế bái, rất lớn, giống như một cung điện.
***Thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Nghe xong tổng kết của Quỳ, mọi người ngơ ngác nhìn nhau, không thể
đưa ra kết luận gì từ những điều này.
“Những hình thức tế bái trên có thể được chia thành ba loại.” Quỳ nói
tiếp, “Đầu tiên là hình thức tế bái thứ ba và thứ tư, thân phận của Thái Nhất
trong ấy rất khó xác định, phương pháp tế bái dường như cũng thiếu căn cứ.
Ta nghi ngờ phương pháp tế bái này do đạo sĩ sáng tạo ra từ việc pha trộn