Theo lời giải thích của các nhà chiêm tinh,‘Trong Trung quan Thiên Cực
tinh, Thái Nhất thường an vị ở chỗ sáng, ba ngôi sao bên cạnh là Tam
Công, hoặc gọi là Tử Chúc.’ Thiên Cực tinh trong đoạn văn này thực ra
không nằm giữa trời mà nằm chếch về phía Bắc, bởi vậy cũng được gọi là
‘Bắc đẩu’. Học thuyết của Khổng Tử cũng nói về ‘Thiên cực tinh’: ‘Dùng
đạo đức cảm hóa để thống trị triều cương, sẽ tựa như sao Bắc đẩu, luôn ở
yên một chỗ mà các chòm sao khác đều sẽ quay xung quanh nó.’ Bởi vì địa
vị của nó thực sự đặc biệt, đôi khi còn được gọi là ‘Đế tinh’. Mà theo câu
‘Thái Nhất thường an vị ở đó’ thì có thể suy ra, ngôi sao này chính là Thái
Nhất. Trong Xuân Thu Công Dương truyện có viết ‘Bắc đẩu cũng là Đại
thần’, ấy là một bằng chứng cho thấy Bắc đẩu chính là sao Thái Nhất…”
“Thế nhưng,” Lộ Thân ngắt lời Quỳ, “Khi nãy Tiểu Quỳ có nói, ‘Thái
Nhất’ là một trong ba ngôi sao cơ mà? Nói thế thì Thái Nhất hẳn phải là
một trong ‘ba ngôi sao bên cạnh’ mới đúng.”
“Đúng vậy, Lộ Thân thật lanh trí. ‘Ba ngôi sao bên cạnh’ ở đây chính là
‘Thái Nhất Tam Tinh’, tức ‘Tam Nhất’, lần lượt là sao Thiên Nhất, sao Địa
Nhất và sao Thái Nhất.”
“Vậy ‘Thiên Cực tinh’ mà ngươi vừa nói thì sao?”
“Đó cũng là sao Thái Nhất.”
“Vì sao lại có hai ngôi sao Thái Nhất?” Lộ Thân hỏi, dùng ngón trỏ tay
trái chấm vào rượu rồi vẽ lên bàn tổng cộng bốn ngôi sao: một sao lớn và ba
sao nhỏ.
Quỳ nắm chặt lấy tay nàng, kéo tới chỗ ba ngôi sao nhỏ, vẽ một cái
khung vuông bên ngoài chúng.
“Ba ngôi sao nhỏ hợp lại là “Thái Nhất Tam Tinh’. Theo suy đoán của ta
thì ba ngôi sao này thực ra là kết quả sau khi sao Thái Nhất phân thân.” Quỳ