tín ngưỡng dân gian, bởi vậy ta cũng khó có thể đưa ra kết luận gì từ những
điều này.
Năm hình thức tế bái còn lại thì có thể chia thành hai loại. Trong loại tế
bái đầu tiên, Thái Nhất xuất hiện với tư cách vị thần tối cao, trong đó bao
gồm các hình thức thứ nhất, thứ năm và thứ bảy. Trong ba hình thức tế bái
này Thái Nhất đều xuất hiện cùng ‘Ngũ Đế’, cũng được coi là thống lĩnh
của ‘Ngũ Đế’. Vì ‘Ngũ Đế’ là thiên thần các phương, mà Thái Nhất lại là
‘vị thần cao quý nhất trong các vị thần’ theo lời Mậu Kỵ. Trong loại tế thứ
hai, cũng chính là trong hình thức tế bái thứ hai và thứ sáu, Thái Nhất có
liên hệ với con số ‘ba’. Điều này khiến chúng ta phải lưu tâm. Từ ‘Thái
Nhất Tam Tinh’ trong hình thức tế bái thứ sáu thì có thể suy ra, ở đây Thái
Nhất là tên của sao. Lại kết hợp với hình thức thứ hai thì có thể nhận ra,
‘Thái Nhất Tam Tinh’ rất có thể lần lượt là Thiên Nhất, Địa Nhất và Thái
Nhất.”
Nói tới đây, Quỳ nhấp một ngụm rượu rồi nói tiếp.
“Sau đây, ta muốn giải thích vấn đề này từ góc độ hiện tượng thiên văn.
Ta cho rằng, hai loại ‘Thái Nhất’ này đều có liên quan tới bầu trời sao trên
đầu chúng ta. Trong quan niệm ban đầu, vua của bầu trời là mặt trời, mặt
trăng, còn địa vị của các ngôi sao gần như là bình đẳng. ‘Thứ dân duy
tinh’
*
trong Hồng phạm
**
chính là ý này.
* Tức là dân chúng giống như sao trời, mỗi người lại có sở thích, ý nguyện khác nhau.
** Một thiên của Kinh Thư (Thượng Thư), nói về phép tắc thống trị thiên hạ.
Sau đó, để tiện lợi cho việc bói toán mà hệ thống ‘Thiên quan’ dần được
hình thành.
‘Thiên quan’ chia bầu trời thành năm bộ phận dựa theo Trung, Đông,
Tây, Nam, Bắc, chúng cũng lần lượt tương ứng với các loại sự vật ở nhân
gian. Ví dụ như Trung quan, là tượng trưng cho hoàng cung ở nhân gian.