bịmột người phụ nữ mặc đồ đỏ, buộc tóc đuôi ngựa hành hạ, luôn sống
trongsự chỉ trích và không được thừa nhận…”
“Thời thơ ấu là một giaiđoạn cực kỳ quan trọng với quá trình biến thái tâm
lý, đặc điểm bề ngoài của nạn nhân rất rõ ràng, nếu không từng bị phụ nữ
kiểu này hành hạ, là một tên tội phạm không có IQ cao, hắn không thể
không hiểu tại sao lạilựa chọn kiểu người như thế thành mục tiêu của mình.
Bé trai thường bịOedipus complex, hay tên thường gọi là chứng luyến mẫu
(đeo mẹ). Nhưngtuổi thơ của hắn lại thiếu một người phụ nữ chăm sóc hắn
lâu dài, tức là từ khi hắn có ý thức tới nay, hầu như không có bất kỳ người
phụ nữ nàocho hắn cảm nhận được sự ấm áp của tình mẹ. Sự thiếu hụt tình
mẹ dẫn đến việc nội tâm hắn khao khát nhận được sự an ủi vỗ về của những
người phụ nữ lớn tuổi, loại an ủi vỗ về này không thể tìm thấy trên những
ngườibạn cùng tuổi hay những cô bé nhỏ tuổi hơn. Trong giai đoạn này,
hắn bịphụ nữ nhiều tuổi hơn ngược đãi hoặc sỉ nhục, ví dụ như mẹ kế, cô
giáo,hàng xóm… Sự tổn thương về mặt tinh thần ấy khiến hắn nhớ kỹ đặc
điểm bề ngoài của người phụ nữ này --- mặc đồ đỏ, buộc tóc đuôi ngựa.”
Khi nóiđến suy luận về vụ án, Kỷ Phương Hủ cực kỳ nghiêm túc, ánh mắt
vừa tậptrung vừa đắc ý, “Một người đàn ông có tâm lý căm hận đối với một
kiểuphụ nữ như vậy, nếu có vợ thì chắc chắn cũng là một kẻ chuyên bạo
hànhgia đình nhưng vấn đề là hắn vốn không cưới nổi vợ.”
“Tại sao? Hắn không xấu, cũng không phải không có khả năng nuôi sống
bản thân mình.”
“Tướng mạo của đàn ông không phải nhân tố duy nhất để phụ nữ ngày nay
đưa rasự lựa chọn.” Đây dù sao cũng là sự thật, xem ra Kỷ Phương Hủ
cũng không phải người không hiểu đạo lý đối nhân xử thế. “Một bé trai có
chướngngại tâm lý, chỉ có hai lựa chọn để hắn khắc phục vết thương tinh
thần.Một là tự mình nỗ lực vươn lên để đạt được thành công lớn, hai là
cămhận chính bản thân mình rồi trừng phạt người khác. Thật đáng tiếc,
hắnlại chọn cách thứ hai. Bởi vậy tôi đoán rằng trình độ học vấn của