LEAP - ĐỘT PHÁ TƯ DUY TRONG KINH DOANH - Trang 11

Nhưng than ôi, không có đồ thị hay biểu đồ nào như vậy hết. Các
đối thủ nước ngoài sinh sau đẻ muộn “hất cẳng” những kẻ tiên
phong được thành lập trước đó với các sản phẩm đa dạng như đĩa
cứng, ô tô, tua bin gió và điện thoại di động. Bất thình lình, ngay cả
thuật ngữ “công nghệ cao” (high-tech) dường như cũng cần phải
giải thích thêm. Tất cả các ý kiến phản biện đã chứng minh rằng
cách giải thích dựa theo thuật ngữ công nghệ cao không phù hợp
để lý giải số phận khác biệt giữa các nhà máy ở Piedmont và ở
Basel.

Một cách giải thích phổ biến nhất cho sự khác biệt trên lại liên quan
đến bản chất của tri thức. Một vài giám đốc điều hành chỉ ra rằng
việc nghiên cứu dược phẩm rất bấp bênh và nguy hiểm. Nhìn từ chi
phí nghiên cứu và phát triển khổng lồ của Novartis thì điều này trở
nên hiển nhiên khi việc nghiên cứu không đảm bảo rằng một loại
thuốc sẽ thành công khi thử nghiệm lâm sàng và được phân phối ra
thị trường. Ngày nay, việc thương mại hóa một loại thuốc mới sẽ
“đốt” trung bình 2,6 tỷ đô la, và người ta ước lượng số tiền sẽ tăng
gấp đôi mỗi năm năm. Trong khi đó, những nỗ lực cải tiến thuộc các
lĩnh vực như dệt may, điện tử, tua bin gió và tấm năng lượng mặt
trời ít tốn kém và dễ dự đoán hơn. Từ góc độ này, miễn là các công
ty hoạt động trong những lĩnh vực chuyên phát triển các sản phẩm
vẫn còn tính bấp bênh thì cửa sổ cơ hội vẫn tiếp tục đóng lại với
những kẻ đến sau luôn mong đợi “hất cẳng” các đối thủ ra đời trước
đó. Kinh nghiệm phong phú, kiến thức uyên thâm và chuyên môn
riêng biệt là yếu tố cần thiết để giải quyết những vấn đề phức tạp
khó lường trước được; đối với những kẻ đến sau thiếu kinh nghiệm
thì rào cản khi gia nhập ngành nghề là vô cùng cao.

Điều này có vẻ đúng, nhưng lịch sử cũng ghi nhận nhiều ví dụ khi
những kẻ sinh sau đẻ muộn loại bỏ thành công những bất lợi mà
trước đó bị cho là không thể vượt qua được. Chẳng hạn như ngành
sản xuất ô tô. Trong một thời gian dài, chất lượng chênh lệch là điều
được chấp nhận như thực tế cuộc sống. Các giám đốc tại Ford,
General Motors và Chrysler từng tin rằng không có kỹ thuật khéo léo
nào có thể loại bỏ sai sót cơ bản do con người gây ra. Thế nên, khi
Toyota và Honda bắt đầu trình làng quy trình sản xuất tinh gọn và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.