hoặc phân phối dịch vụ. Nếu thiếu vắng những nỗ lực này, chúng ta
sẽ luôn bị những kẻ đến sau bắt kịp.
Vậy thì, tại sao các công ty tiên phong không tạo ra đột phá thường
xuyên hơn? Vấn đề nhức nhối nằm ở chỗ, các giám đốc điều hành
phải chịu áp lực vô cùng lớn để đáp ứng được các nhu cầu hiện tại
của doanh nghiệp. Những thứ có lợi về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến
các mục tiêu ngắn hạn. Do vậy, để luôn sẵn sàng tạo ra đột phá thì
đòi hỏi một cách tư duy và lãnh đạo doanh nghiệp khác biệt.
NGUYÊN TẮC 1: Hiểu rõ kiến thức nền tảng và quỹ đạo của
doanh nghiệp của bạn
Đầu tiên, chúng ta sẽ nghiên cứu câu hỏi tại sao các công ty lại cảm
thấy khó khăn khi phải ngăn chặn một cuộc cạnh tranh mới. Thậm
chí khi không có bất kỳ sự gián đoạn công nghệ hay thay đổi sở
thích nào từ người tiêu dùng, những kẻ đến sau vẫn có thể mang lại
nhiều thách thức đáng gờm cho các đàn anh đi trước. Chúng ta sẽ
theo dõi bằng cách nào việc kinh doanh nhạc cụ của Yamaha có thể
làm tê liệt Steinway & Sons như một phần của cuộc nghiên cứu này.
Mặc dù quá trình sản xuất đàn piano không hề thay đổi nhưng
Steinway vẫn gặp không ít khó khăn. Quan sát khác thường và
đáng lo ngại này cho thấy lý do tại sao và bằng cách nào việc sao
chép lại có thể gây hại và đàn áp các công ty tiên phong trong
ngành. Quan trọng hơn, để ngăn chặn quỹ đạo nguy hiểm này bắt
buộc các nhà điều hành phải tái đánh giá kiến thức nền tảng hoặc
chủ chốt của doanh nghiệp mình và tính phù hợp của chúng. Loại
bỏ mối hiểm nguy chỉ có thể bắt đầu khi chúng ta biết mình đang ở
đâu.
NGUYÊN TẮC 2: Tiếp thu và trau dồi kiến thức mới
Bài học mà chúng ta học được từ lịch sử y học hiện đại chính là,
kiến thức được phát hiện trong lĩnh vực này thường sẽ dẫn đến
những phát hiện mới hơn ở lĩnh vực khác. Và chính quá trình liên
tục phát hiện này cuối cùng sẽ mở ra con đường phát triển mới.
Theo đó, lợi thế cạnh tranh phụ thuộc nhiều vào việc tiếp thu kiến
thức mới cũng như tạo dựng thị trường và doanh nghiệp mới đúng