thời điểm. Chỉ bằng cách tiến về phía trước, thay vì cải tiến những
gì đã có, mới có thể giúp một công ty tiên phong tránh bị sao chép.
Đó chính là cách mà những công ty dược ít tiếng tăm ở Basel đã áp
dụng để vươn lên trong gần một thế kỷ rưỡi qua.
Chúng ta cũng không nên cường điệu vai trò của các lựa chọn quản
lý. Mặc dù một vài doanh nghiệp sẽ gặp may ở ngành nghề của họ:
các khám phá mới của giới khoa học sẽ dẫn đến các câu hỏi đột
phá. Với những ngành kém may mắn hơn thì có lẽ sẽ không có một
câu trả lời rõ ràng được. Tuy nhiên, rất nhiều lần tôi bắt gặp các
công ty mà triển vọng phát triển của họ dường như giậm chân tại
chỗ nhưng họ vẫn luôn dẫn đầu. Ví dụ như Procter & Gamble, tập
đoàn đã duy trì vị thế dẫn đầu của mình trong lĩnh vực hàng tiêu
dùng gia đình bằng cách tạo đột phá với những kiến thức mới.
Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá trường hợp này kỹ hơn ở các
chương sau.
NGUYÊN TẮC 3: Tận dụng các đợt “dịch chuyển địa chấn”
Nếu lịch sử là một công cụ cho phép chúng ta hiểu về quá khứ -
giúp chúng ta thiết lập khái niệm đột phá nhờ trau dồi kiến thức mới
- thì chúng ta phải biết cách áp dụng hiểu biết về lịch sử của mình
vào tương lai. Vậy chúng ta nên tìm kiếm cơ hội tạo đột phá ở đâu?
Mặc dù giữa các ngành luôn tồn tại sự khác biệt nhưng bất kể bạn
là ai và ở đâu thì vẫn có thể cảm nhận được những cơn “dịch
chuyển địa chấn” trong nền kinh tế toàn cầu. Chẳng hạn như khi
máy hơi nước ra đời vào thế kỷ 18 hoặc khi điện được khai thác vào
thế kỷ 19, thì sự kết hợp của chúng sẽ thúc đẩy tất cả các doanh
nghiệp tiến đến nửa sau thế kỷ 20: sự trỗi dậy không thể lay chuyển
của máy móc thông minh và mạng lưới kết nối khắp mọi ngóc ngách
của thế giới.
Tất cả những kẻ chiến thắng đều phải tận dụng các đợt dịch chuyển
địa chấn xung quanh mình và tạo ra đột phá. Thế nên, cho dù bạn là
nhà sáng chế công nghệ, công ty sản xuất truyền thống, doanh
nhân khởi nghiệp hay tổ chức phi lợi nhuận thì bạn cần phải nhận ra