đầu nhưng lại có cơ hội tiếp cận những tư duy đại tài mà ngay cả
Google cũng không thu phục được.
Qua ma trận hai chiều trong Hình 4.2, thử thách FANG lại trở nên
đặc biệt thú vị. Trước đây, DARPA đã phân chia nhiệm vụ chế tạo
xe tăng thành từng mô-đun bộ phận với giao diện chuẩn. Nhưng mô
phỏng thiết kế được đăng lên mạng đã được phân tích bối cảnh. Hệ
thống liên kết mà các kỹ sư nội bộ nắm rõ đã được mã hóa thành bộ
công cụ trực tuyến. Do đó, người từ bên ngoài có thể tập trung vào
giải quyết vấn đề tối ưu hóa trừu tượng. Nếu DARPA không mô-đun
hóa và phân tích bối cảnh vấn đề kỹ thuật thì tổ chức này hẳn sẽ
mãi sa lầy trong chính sự phức tạp của vấn đề. “[Giống như] tất cả
các không gian thiết kế đòi hỏi vốn hiểu biết đa ngành khác, trải
nghiệm này thật tuyệt và cũng nhờ đó, nhóm tôi phải cân nhắc lại bộ
công cụ cho công việc chính của chúng tôi,” một người dự thi nhận
xét khi anh dự tính sẽ mô phỏng cách tiếp cận của DARPA trong
công việc kinh doanh của riêng mình. “Tôi nghĩ đó là một trải
nghiệm tuyệt vời.”
LÀM NHỮNG ĐIỀU TUYỆT VỜI NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC ĐỀN
ĐÁP?
Ở một mức độ nào đó, tất cả chúng ta đều biết rằng tiền không phải
là động lực quan trọng nhất của con người. Phần lớn các thí sinh
của DARPA và Syngenta biết rõ cơ hội chiến thắng của họ rất mỏng
manh. Rất nhiều đồng tác giả của Alex có lẽ không thể tưởng tượng
rằng nỗ lực của họ sẽ trở thành một ấn bản bán chạy trên toàn cầu.
Cảnh sát, lính cứu hỏa và binh lính cũng không mạo hiểm mạng
sống của mình chỉ để kiếm một tuần tiền ăn. Thế nhưng, họ vẫn tiếp
tục làm công việc của họ.
58
Trong một nghiên cứu hấp dẫn, Mark Muraven – vào thời điểm đó
hiện đang là một sinh viên vừa tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý tại
Case Western – đã thiết kế một thử nghiệm để tìm hiểu ý chí con
người, sau này được tác giả Charles Duhigg giải thích một cách thú
vị như sau: Tại sao nhiều người lại cố sức chịu đựng khi đối mặt với
một bài tập tẻ nhạt và kiên trì, trong khi số khác lại nhanh chóng bị