Tại thời điểm đó, nền kinh tế Nhật Bản phát triển diệu kỳ. Mặc dù
vậy, không phải tất cả các lĩnh vực kinh doanh của Recruit đều
thành công như nhau. Mảng mạnh nhất của Recruit vẫn là mục rao
vặt (classified ad), thường ở mặt sau của mỗi tạp chí. Trong hơn ba
thập kỷ, công ty đã cung cấp thông tin cho người tìm việc bằng cách
in các tạp chí có hai ấn phẩm: Recruit Book – một tạp chí thông tin
tuyển dụng cho sinh viên đại học và Recruit Shingaju Book –
chuyên cung cấp thông tin về các trường đại học và cao đẳng cho
học sinh cấp ba.
46
Vào giữa những năm 1990, khi Internet bắt đầu phổ biến, Recruit
bắt đầu phân phối thông tin lên web trong một nỗ lực tích cực nhằm
bảo vệ vị thế dẫn đầu thị trường của họ. Công ty cũng tung ra
Recruit Navi (một bảng thông tin việc làm cho sinh viên mới tốt
nghiệp) vào năm 1996. Tương tự trường hợp của nhiều nhà xuất
bản sách và tạp chí thường nhật khác, chuyển thông tin lên mạng
có thể tạo ra đòn chí mạng cho họ. Loại bỏ tạp chí truyền thống
đồng nghĩa rằng Recruit phải phụ thuộc hoàn toàn vào doanh thu
quảng cáo trực tuyến vốn làm sa sút lợi nhuận của công ty.
“Trước khi chuyển đổi, chúng tôi có ba loại định dạng hoạt động
song song – tạp chí giấy cứng (như danh bạ điện thoại) bán trong
các nhà sách, tạp chí giấy miễn phí và tạp chí trực tuyến,” Takanori
Makiguchi, giám đốc điều hành tại Recruit kể lại. “Sau khi chuyển
đổi, chúng tôi giữ lại tạp chí giấy miễn phí và tạp chí trực tuyến và
từ bỏ việc in sách. Doanh số bán hàng sụt giảm xuống mức 1/10.
Đó chính là trải nghiệm đầu tiên của chúng tôi khi chuyển đổi từ giấy
sang trực tuyến.”
May thay cho Recruit, người ta bắt đầu hăng say sử dụng Internet
khi thiên niên kỷ mới bắt đầu. Số người dùng trực tuyến tại Nhật
Bản tăng từ 2 triệu trong năm 1995 lên con số đáng kinh ngạc –
69,4 triệu vào năm 2002. Thị trường xuất bản cũng chuyển sang ưu
tiên nội dung trực tuyến. Nhưng công ty vẫn phải mất đến bốn năm
mới có thể phục hồi doanh thu tổng về mức cũ. Tuy nhiên, trải
nghiệm đầu tiên đó thực sự quan trọng. Vào thời điểm các nhà tư