Cuối cùng, Doug đã tạo ra Adventure Series (Hành trình phiêu lưu).
Nhờ nó mà các bệnh nhân nhi sẽ được đưa vào trong một thế giới
tưởng tượng và quá trình chụp quét là một phần của cuộc phiêu
lưu. Khuôn viên bệnh viện lúc ấy sẽ được chia thành nhiều khu như
“Pirate Island” (Đảo cướp biển), “Jungle Adventure” (Phiêu lưu rừng
rậm), “Cozy Camp” (Chuyến cắm trại vui vẻ) và “Coral City” (Thành
phố san hô).
25
Trong mỗi chặng phiêu lưu như vậy, bọn trẻ sẽ trèo
lên thiết bị truyền của máy quét đã được sơn giống một chiếc xuồng
rồi nằm xuống. Âm thanh “BOOM- BOOM-BOOM” đáng sợ của máy
quét sẽ trở thành một phần cuộc hành trình - tương tự như tiếng
khởi động xuồng. “Họ bảo những đứa trẻ nằm im để không làm lật
xuồng, và nếu chúng nằm im thực sự thì cá sẽ nhảy qua đầu
chúng,” Dietz nói.
26
Bọn trẻ yêu thích trải nghiệm đến mức cầu xin bố mẹ được quét lần
nữa. Tỉ lệ gây mê đã giảm 80% trong khi mức độ hài lòng của các
bậc phụ huynh tăng lên con số đáng ngạc nhiên, 90%.
27
Một bà mẹ
từng kể lại rằng, đứa con gái sáu tuổi của cô ấy vừa chụp MRI
“thuyền cướp biển” xong và đến kéo mạnh váy mẹ thì thầm, “Mẹ ơi,
mai chúng ta đến nữa được không ạ?”
28
Chính nhờ lượng thông tin ít ỏi
29
này, một dấu hiệu nhỏ bé trong
quan sát hành vi con người từ một đứa trẻ đã dẫn đến thiết kế đột
phá như vậy.
Tình trạng mà Doug nắm bắt được đã thúc đẩy ông biến đổi thành
công một trải nghiệm “đau khổ” thành một chuỗi sự kiện vui vẻ cho
trẻ em, và từ đó, thúc đẩy thành tích kinh doanh của General
Electric. Khi những tính toán như vậy được áp dụng đúng cách,
tương tự trường hợp của Rosanne, nó sẽ giúp thay đổi cách nhìn
nhận khách hàng, người dùng mục tiêu, sản phẩm cũng như dịch vụ
của cả một ngành. Nhưng quan trọng nhất có lẽ vẫn là vai trò sáng
tạo của tư duy con người trong cả hai trường hợp. “Trong khoa học,
khi hành vi con người biến thành phương trình toán học, mọi thứ
đều trở nên khó khăn. Cho nên, vật lý thì dễ nhưng xã hội học thì lại
khó vô cùng,” nhà vật lý thiên văn Neil deGrasse Tyson từng nói.
30