tô phân khối lớn trên cao tốc rộng mà thôi. Tuy dự đoán thất bại,
nhưng bù lại Honda đã thành công trong việc xác định một xu
hướng mới nổi và sau đó tận dụng thời cơ này để thúc đẩy mức
tăng trưởng bùng nổ ở một phân khúc mới nhờ những người đam
mê xe vượt địa hình. Sự xoay chuyển tình thế như vậy còn được gọi
là chiến lược đột biến.
Trong một nghiên cứu được ghi chép đầy đủ, giáo sư Amar Bhide
đã khảo sát 400 sinh viên từng bắt đầu thành lập công ty riêng sau
khi tốt nghiệp Trường Kinh doanh Harvard để chứng minh tầm quan
trọng của chiến lược đột biến.
18
Quả thật, hầu hết các công ty khởi
nghiệp đều thất bại, nhưng Bhide đã cho thấy đến 93% trong số
những người hiện đã thành công đều phải từ bỏ các chiến lược ban
đầu bởi vì chúng chính là ngõ cụt. Những doanh nhân này phải sử
dụng nguồn vốn được huy động ngay từ đầu để thực hiện một
hướng đi khác. Nói cách khác, những công ty khởi nghiệp thành
công hầu như luôn phải thực hiện điều gì đó khác với những gì họ
đã hứa hẹn với các nhà đầu tư. Sai lầm sẽ bắt đầu lộ ra nếu các
nhà đầu tư mạo hiểm đòi hỏi một công ty khởi nghiệp phát triển quá
nhanh và không có thời gian để điều chỉnh. “Bất kỳ nhà đầu tư nào
đòi hỏi công ty mới phải trở nên cực to lớn, phát triển cực nhanh
chóng thì hầu như những công ty đó sẽ luôn đưa việc kinh doanh đi
đến bờ vực sụp đổ”, Bhide lưu ý.
19
Những công ty thất bại đã dành hết nguồn vốn của họ vào chiến
lược ban đầu, những chiến thuật đầy rủi ro. Do đó, thành công hay
thất bại không dựa vào việc các công ty khởi nghiệp đạt được thành
tựu ngay từ chiến lược đầu tiên mà chính là liệu họ sớm nhận ra
những sai lầm để thay đổi hướng đi hay không.
Đó là lý do tại sao vị doanh nhân nổi tiếng Eric Ries ủng hộ “phương
pháp khởi nghiệp tinh gọn”.
20
Ông tạo ra thuật ngữ này để mô tả các công ty đã tối đa hóa cơ hội
học tập, tập hợp các nghiên cứu thị trường và giảm thiểu nguồn chi
tiêu để thương mại hóa thành công một công nghệ mới. Mối nguy
hiểm lớn nhất cho người tiên phong chính là quá chú tâm vào xây