chiếc nào do Steinway sản xuất tạo ra âm thanh giống hệt nhau.
Mỗi chiếc đàn có một màu sắc âm thanh cũng như sắc thái cường
độ và nét tinh tế riêng biệt. Mỗi chiếc đàn do Steinway tạo ra sẽ
mang một “nhân cách” riêng không hòa lẫn.
img395
Steinway & Sons lắp ráp chiếc đàn của họ một cách rất tỉ mỉ và áp
dụng những kỹ năng được truyền từ thầy đến thợ, từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Sau một thế kỷ, những chiếc piano của họ vẫn
được làm thủ công tại Queens, New York. Ảnh: Christopher Payne.
Về mặt này, một người biết điều chỉnh âm thanh đóng vai trò rất
quan trọng, đôi tay của người đó đã được hướng dẫn để khai thác
tất thảy sự tinh tế của chiếc đàn cũng như tận dụng tối đa từng sáng
tạo bằng cách khuếch đại nét hấp dẫn độc đáo của nó. “Đôi khi bạn
sẽ tạo ra một chiếc đàn không những đẹp mà còn có âm thanh êm
dịu... nhưng nếu bạn muốn nó trở nên hoàn hảo thì bạn có thể sẽ
phá hỏng nó,” một chuyên gia điều chỉnh âm thanh đã từng trả lời tờ
Atlantic Monthly như vậy.
“Chẳng hạn, khi tôi muốn chụp một bức ảnh của thứ gì hay ai đó và
muốn ánh sáng tràn ngập trong đó. Nhưng với một chút ánh sáng
nhẹ nhàng, vật thể trong ảnh lại cho ra những phẩm chất và nét bí
ẩn nhất định... Và bạn không muốn làm hỏng điều đó với quá nhiều
ánh sáng.”
5
Ở Steinway, việc đào tạo cần rất nhiều thời gian. Và
những quy trình đã qua kiểm nghiệm về thời gian thường được xem
trọng hơn. Thế nên, một người điều chỉnh âm thanh sẽ mất một đến
ba năm gian khổ học việc trước khi có thể làm việc độc lập.
6
“Chúng
tôi tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa thân quyến
*
,” Horace
Comstock, một hướng dẫn viên du lịch tại nhà máy trả lời tờ New
York Times. Chưa dừng lại ở đó, các du khách xem hình ảnh các
công nhân nhà máy từ Thế chiến I cũng sẽ được nhắc rằng điểm
thay đổi duy nhất chính là quần áo của những công nhân.
7
*
Chủ nghĩa thân quyến (nepotism) là thực tiễn mà trong đó những
người có quyền lực hoặc ảnh hưởng sẽ ưu tiên người thân hoặc bạn