đất cơ hội. “Những con sói lại giành thắng lợi thêm lần nữa,” một
người mỉa mai trên Piano World, một diễn đàn trực tuyến lớn.
11
Chúng ta có thể giải thích ra sao về sự đi xuống mà ngay cả công ty
sản xuất piano lâu đời nhất thế giới cũng không tránh khỏi?
ĐẾ CHẾ LÂM NGUY
Ở trung tâm Manhattan, chỉ cách vài bước đi từ Carnegie Hall về
đường West Fifty-Seventh, vẫn còn sừng sững những tòa nhà từng
là đầu não của Steinway. Gần với lối vào tòa nhà là một không gian
hình bát giác mà các nhà điều hành vẫn hay nhắc đến với cái tên
lầu mái vòm – một không gian hai tầng, cao 35 foot với những bức
tranh xa hoa được vẽ bởi N. C. Wyeth và Rockwell Kent. Bên dưới
bức tranh bầu trời rực rỡ và những đám mây nhấp nhô gợn sóng,
được giới hạn bởi trần nhà hình vòm, những hình ảnh biểu tượng
của sư tử, voi, các nữ thần và người đẹp cùng nhau kể nên câu
chuyện về tầm ảnh hưởng của âm nhạc đối với loài người.
12
Vào tháng 2 năm 1968, Henry Z. Steinway, chủ tịch đời thứ tư và
cũng là vị chủ tịch cuối cùng còn mang họ Steinway, đã thảo luận
với các giám đốc điều hành của mình. Họ đã nhận ra rằng: “Đối thủ
cạnh tranh chủ chốt trong tương lai chính là Yamaha và lần đầu tiên
Steinway gặp thách thức trên quy mô toàn cầu.” Với chiều cao xấp
xỉ 1m88, Henry trông to lớn hơn các thành viên trong gia đình, và bộ
trang phục Brooks Brothers làm tăng thêm vẻ uy nghi của ông hơn
bao giờ hết. Ông thúc ép các giám đốc phải làm “một điều gì đó cần
thiết để đương đầu với thách thức này” và đưa ra một kế hoạch
xoay chuyển tình thế giữa các thành viên trong đội ngũ quản lý:
1. Một phần thành công của Yamaha tại Hoa Kỳ là do luôn có sẵn
hàng hóa – đại lý của họ có thể phân phối hàng bất kỳ lúc nào còn
ta thì không. Chúng ta cần phải tăng cường nỗ lực để có thể sản
xuất được nhiều dương cầm hơn.
2. Chúng ta không thể đọ lại Yamaha về giá cả nên quảng cáo, rao
bán hàng... phải nêu bật được lý do tại sao người tiêu dùng nên
mua đàn do Steinway sản xuất.