May mắn thay, một trong những người quản lý bán hàng của
Zimmering, Ev Rowan lại nhiệt tình hơn. Anh ta cho rằng Yamaha
thật điên rồ khi không dùng thương hiệu của mình bán hàng. “Hãy
để tên Yamaha lên những cây đàn và tôi có thể bán chúng khắp cả
nước,” Rowan nhấn mạnh.
14
Với 15 năm kinh nghiệm bán nhạc cụ
sỉ và lẻ cùng vốn hiểu biết sâu rộng về thị trường Mỹ, Rowan chính
là người mà Yamaha cần tìm. Vậy nên, Yamaha đã thuê anh ta.
Với tính cách thô lỗ, tính khí thất thường và hay lên mặt ta đây thì
Rowan không phải là tuýp lãnh đạo phổ biến. Nhưng anh ta lại là kẻ
bị ám ảnh bởi các ý tưởng. Làm việc trong một văn phòng khiêm tốn
tại Quảng trường Pershing ở trung tâm thành phố Los Angeles,
nhiệm vụ của Rowan là đảm bảo rằng Khu học chánh Los Angeles
phải mua vài chục cây đàn Yamaha để tăng thêm uy tín cho công ty.
Để khắc phục nhận thức chung của dân Mỹ rằng hàng hóa Nhật
Bản rất kém chất lượng, Rowan còn nài nỉ những người căn chỉnh
âm thanh và kỹ thuật viên có tiếng đến chia sẻ ý kiến và tổ chức các
buổi hội thảo để chứng minh chất lượng đáng tin cậy của đàn.
Chương trình tiếp cận chưa từng có này đã trở thành khóa đào tạo
kỹ thuật viên dài hơi nhất trong lịch sử và được gọi trìu mến với cái
tên “Ngôi trường nhỏ màu đỏ”. Tuy nhiên, trí nhớ của con người
thường rất kỳ lạ, chúng ta thường loại bỏ hẳn những thứ đã từng
xảy ra trước đó và phớt lờ những chi tiết mà về sau lại vô cùng sinh
động. Hóa ra sự nổi lên của những chiếc đàn Yamaha đã bắt đầu từ
rất lâu về trước.
15
Quay trở lại năm 1887, một người đàn ông Nhật Bản trẻ tuổi tên
Torakusu đã bắt gặp một chiếc đàn đạp hơi (reed organ) Mason &
Hamlin ở thành phố Hamamatsu. Chính phủ hoàng gia lúc ấy chỉ
mới bắt đầu tài trợ cho loại hình âm nhạc phương Tây này. Các nhà
sản xuất nhạc cụ như W.
W. Kimball Co., Story & Clark, Estey Organ cùng Mason & Hamlin
sẽ xuất khẩu đàn đạp hơi đến Nhật. Chuyện kể lại rằng Torakusu đã
quyết định làm một chiếc đàn của riêng mình. Tuy không tiếp cận đủ
các thành phần cốt yếu của chiếc đàn nhưng anh lại sử dụng những
thứ có sẵn ở địa phương và tự ứng biến để lắp ráp món đồ: phím