3. Đàn của chúng ta phải trông đẹp mắt hơn – bởi vì hãng vẫn đang
còn thấy những lời khiếu nại soi mói từ khách hàng. Tôi sẽ cho
mang đến một chiếc đại dương cầm từ Yamaha và một chiếc
Steinway sản xuất ở châu Âu để tiện đánh giá hơn.
4. Chính sách không cho phép các đại lý đặt sản phẩm của chúng ta
bên cạnh đàn của Yamaha sẽ được giữ nguyên.
5. Chúng ta sẽ cố gắng thu thập nhiều thông tin về Yamaha nhất có
thể. Tôi sẽ đảm nhiệm tổng hợp thông tin. Các anh có muốn tìm dữ
liệu và gửi tôi bản sao chép mà các anh có không?
13
Điều khiến Henry đặc biệt quan tâm chính là sự gia tăng nhanh
chóng của một cuộc cạnh tranh mới. Yamaha, một nhà sản xuất vô
danh, nay tập trung vào các sản phẩm piano thẳng đứng để phục vụ
cho người dân Nhật Bản, những chiếc đàn kích cỡ nhỏ gọn dùng tại
nhà và khác xa so với những cây đại dương cầm được trưng bày
nguy nga trên đường West Fifty-seventh. Nhưng bằng cách nào đó,
đối thủ đến từ Nhật Bản – một quốc gia mà chẳng có mấy ai chơi
piano cho đến một thập kỷ sau Thế chiến II, lại trở thành một kẻ
ngáng đường đáng gờm với Steinway & Sons. Chuyện gì đã xảy ra
vậy?
KẺ NGOẠI QUỐC THIỆT THÒI
Vào năm 1960, Yamaha khai trương văn phòng đầu tiên tại Los
Angeles và thuê Jimmy Jingu, một người Mỹ gốc Nhật, để quản lý
doanh số bán hàng tại Hoa Kỳ. Nhưng những nỗ lực của Jingu đều
thất bại. Các nhà bán lẻ và đại lý địa phương ngần ngại mua hàng
từ một công ty không mấy tên tuổi. “Tôi xin lỗi, chúng tôi chỉ làm việc
với những công ty và thương hiệu nổi tiếng thôi”, “Chúng tôi không
mua hàng của Nhật”, “Công ty của anh không có chút tiếng tăm và
lợi thế nào cả”. Đó là những gì mà Jingu liên tục phải nghe. Chỉ duy
nhất một nhà bán lẻ tên Sam Zimmering là ấn tượng bởi chất lượng
và giá trị đàn của Yamaha. Mặc dù vậy, ông ấy vẫn cho rằng thương
hiệu Yamaha không có sức thu hút và ông muốn bán đàn bằng
những cái tên khác.