đàn từ mai rùa thay vì ngà voi và dùng dùi đục đá để cắt bằng tay
từng cái đĩa đồng để tạo thành lưỡi gà. Các ống thổi sẽ bao gồm
nhiều miếng chắn bụi bằng giấy đen cuộn lại với nhau và xương bò
sẽ tạo thành bản ghi số
*
.
16
Không ai biết được bằng cách nào mà
anh chàng Torakusu trẻ tuổi lại đủ tài năng đến nỗi chỉ có vài công
cụ đơn sơ mà vẫn có thể sao chép lại y đúc những thứ anh ta từng
trông thấy trước đó. Mặc dù đơn sơ là thế nhưng âm thanh chiếc
đàn cho ra lại rất tốt.
*
Bản ghi số (vocal tab – tạm dịch) là từ dùng để chỉ các bản nhạc
đã được viết thành số cho đàn, nhằm hướng dẫn người chơi đàn dễ
dàng hơn. (ND)
Không lâu sau đó, Torakusu chuyển đến Shizuoka, nơi mà các trụ
sở chính của công ty sẽ sớm được đặt tại đó. Với tham vọng theo
đuổi các nhà đầu tư mới, Torakusu đã kiếm được 30.000 Yên
(tương đương 10.000 đô la theo tỷ giá hiện thời) và thành lập công
ty nhạc cụ mang tên họ của ông: Yamaha.
Yamaha góp phần phổ biến đàn harmonica trong Thế chiến I. Trong
suốt Thế chiến II, cũng giống như nhiều công ty tư nhân khác,
Yamaha cũng bị cuốn vào vòng xoáy chiến tranh. Do đó, công ty
sản xuất thêm tàu thuyền, máy móc và các sản phẩm từ nhựa khác.
Sau chiến tranh, công ty vẫn bám trụ được sau thất bại của nước
Nhật và nhanh chóng quay trở lại lĩnh vực âm nhạc. Vào năm 1947,
khi các cường quốc phe Đồng minh chấp thuận các giao dịch
thương mại dân sự thì Yamaha mới bắt đầu xuất khẩu loại đàn
harmonica nổi tiếng trở lại. Vào năm 1950, Genichi Kawakami, chủ
tịch thứ tư của công ty lên nắm quyền và gần như ngay lập tức,
Kawakami bắt tay thực hiện một chuyến tham quan vòng quanh thế
giới.
Vị CEO vừa mới được bổ nhiệm đã từ chối chuyến tham quan nhà
máy của C. G. Conn Company ở Elkhart, Ấn Độ bởi không ai muốn
tiếp đón một người Nhật xa lạ cả. Thay vào đó, ông đã đến tham
quan các nhà máy sản xuất piano của Kimball và Gulbransen tại
Chicago, cũng như thương hiệu chuyên sản xuất nhạc cụ King ở
Ở