Đáng chú ý nhất có lẽ chính là việc Amazon đã thay đổi cách mọi
người nhận thức về back-end.
*
Vào năm 2012, Amazon đã bắt đầu
xây dựng các máy chủ nội bộ của mình – xương sống của bất kỳ
công ty mạng nào – cho khách hàng bên ngoài. Netflix, hay Dropbox
hoặc trên thực tế, bất kỳ ai cũng có thể thanh toán để sử dụng cơ
sở hạ tầng của họ thay vì xây dựng các máy chủ đắt tiền của riêng
mình. Đó chính là ý tưởng cơ bản đằng sau Amazon Web Services.
Hay nói cách khác, Bezos sử dụng giải pháp đám mây để kiếm tiền
từ cơ sở hạ tầng back-end, mặc dù người khác vẫn cho rằng đây là
một hành động tốn kém chứ không phải để thu lợi nhuận. Nhưng
nhờ sự kiên quyết của Bezos khi ông nhấn mạnh rằng tất cả các
dịch vụ trên nền tảng này đều được xây dựng trên giao diện API
mở, vốn cho phép các máy chủ của Amazon dễ dàng giao tiếp với
bên ngoài qua giao thức web chuẩn, Amazon mới đạt được thành
công đến vậy. Tại thời điểm ấy, Bezos đã soạn thảo chỉ thị của mình
trên email và kết thúc bằng chữ ký đặc trưng của ông: “Bất kỳ ai
không làm điều này sẽ bị sa thải. Cảm ơn; chúc một ngày tốt lành!”
*
Back-end là thuật ngữ chỉ giai đoạn kết thúc của một quá trình xử
lý. Khái niệm này thường sử dụng trong lĩnh vực phát triển phần
mềm. (ND)
Chiến thuật độc đoán như vậy sẽ bị xem là vô lý tại Google, nhưng
đó lại chính xác là loại can thiệp sẽ loại bỏ các trở ngại và giúp công
ty đi lên.
THỨ CEO KHÔNG THỂ ỦY THÁC
Nhà kinh tế học nổi tiếng tại Đại học Chicago, Richard Thaler, đã
thực hiện một thử nghiệm tư duy với một công ty lớn nọ, yêu cầu
các giám đốc điều hành đánh giá một viễn cảnh đầu tư như sau:
46
Giả sử có một cơ hội đầu tư xuất phát từ một bộ phận bên trong
doanh nghiệp và đưa ra hai lựa chọn. Sau khi đầu tư xong, 50% cơ
hội chỉ ra rằng doanh nghiệp sẽ thu về lợi nhuận trị giá 2 triệu đô la
(mức tăng dự kiến là 1 triệu đô) và 50% cơ hội còn lại báo hiệu họ
sẽ thiệt hại 1 triệu đô (mức thua lỗ dự kiến là 500.000 đô la). Sẽ có
bao nhiêu nhà điều hành sẽ mạo hiểm đầu tư? Thaler cũng bổ sung