dương cầm, bắt đầu bằng nhân công giá rẻ mạt và sau đó đi lên tự
động hóa.
***
Mặc dù tác dụng của Gleevec tích cực đến vậy, nhưng 20 đến 30%
bệnh nhân CML không có phản ứng với thuốc.
33
Điều này báo hiệu
rằng các khối u ác tính khôn ngoan có thể kháng cự lại các can
thiệp phức tạp từ thuốc.
34
“Cuộc chiến chống ung thư tiếp tục... Mỗi
lần chúng tôi cho ra một loại thuốc mới, hiệu quả hơn thì nó chính là
một chiến thắng nhỏ trong một cuộc chiến lớn đang tiếp diễn,”
Vasella từng kể lại. “Kiến thức về cơ thể người càng tăng lên, chúng
tôi lại càng nhận ra bản thân biết quá ít.” Vậy nên, sẽ chẳng mấy ai
ngạc nhiên khi biết rằng các công ty dược phẩm hàng đầu vẫn tiếp
tục mua lại các công ty công nghệ sinh học nhằm thâu tóm kiến
thức về liệu pháp gen, vượt qua từng kẻ địch để hiên ngang đứng
đầu chiến tuyến. Một công ty công nghệ sinh học độc lập có thể sở
hữu vài ứng cử viên “thuốc” thú vị. Nhưng, nếu không có sự chống
lưng hậu thuẫn từ những công ty dược giàu kinh nghiệm có thể điều
khiển các luật định cũng như thử nghiệm lâm sàng một cách chuyên
nghiệp thì con đường đi đến việc thương mại hóa dường như còn
quá chông gai. Ở môi trường này, các công ty sinh sau đẻ muộn
đến từ Trung Quốc gần như không có cơ hội vượt mặt một công ty
tiên phong dày dạn kinh nghiệm ở Thụy Sĩ.
Nhìn chung, cuộc cách mạng công nghệ sinh học cuối những năm
1970 đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành tin sinh học
(bioinformatics) cũng như nghiên cứu gen và chức năng gen
(genomics). Chính cuộc cách mạng ngày đó đã thay đổi cách tiếp
cận của các nhà khoa học trong việc chữa bệnh. Và cũng chính nó
lại mở ra hướng đi mới cho quá trình can thiệp hóa học ở cấp độ
phân tử. Từ những thuốc chữa ung thư nhắm đến mục tiêu đến điều
trị HIV, các liệu pháp biến đổi gen một thập kỷ trước vẫn còn là
chuyện khó tưởng thì nay đã đẩy lùi những bệnh nguy hiểm xuống
mức có thể kiểm soát được. Những độc giả sắc sảo nhất có thể đặt
ra câu hỏi rằng, liệu P&G có thể tiếp tục tạo nên đột phá với các sản
phẩm thông dụng và công nghệ thấp?