đoàn Samsung cùng hai vị chủ tịch Lee Byung Chul và Lee Kun Hee đáng
sợ như thế nào. Đặc biệt, chiến lược “ưu tiên chất lượng” – một trong
những chiến lược kinh doanh thành công của Lee Kun Hee – cũng là
nguyên nhân gây nên nỗi khiếp sợ này.
“Lee Kun Hee là một nhà kinh doanh thiên tài. Chỉ chưa đầy mười năm sau
tuyên bố ‘Kinh doanh mới’, vị trí số 1 đã nằm gọn trong tay Samsung và
Lee Kun Hee. Họ sở hữu một tốc độ phát triển đáng kinh ngạc. Samsung
thật sự là một tập đoàn hiếm có trên thế giới.
Ở tuổi bốn mươi sáu, Lee Kun Hee tiếp quản việc kinh doanh của Tập đoàn
Samsung từ cha mình là chủ tịch - người sáng lập tập đoàn Lee Byung
Chul, mở ra thời kỳ hoàng kim với những đột phá ấn tượng của Samsung.
Công lao lớn nhất của Lee Kun Hee là dẫn dắt Samsung từ một công ty chế
tạo hạng ba của Hàn Quốc thành doanh nghiệp thuộc hàng top trên thế
giới. Chỉ trong vòng mười năm, Samsung đã vụt sáng thành tập đoàn hàng
đầu thế giới. Tôi không biết phải dùng từ ngữ nào để miêu tả về Lee Kun
Hee ngoài một từ duy nhất - ‘thiên tài’.
Những chiến lược kinh doanh mà Lee Kun Hee áp dụng cho Samsung
thường là những chiến lược trung và dài hạn từ ba đến năm năm như:
‘công cuộc sáng lập lần thứ hai’, “kinh doanh mới’, ‘kinh doanh ưu tiên
chất lượng’, ‘kinh doanh trù bị’, ‘kinh doanh mũi nhọn’, ‘kinh doanh mới
lần thứ hai’.”
Theo lời Toshiaki Kataoka, phải gọi Lee Kun Hee là nhà kinh doanh thiên
tài. Có vô số những thí dụ thực tế minh chứng cho sự nhạy cảm kinh doanh
của Lee Kun Hee. Một trong số những thí dụ có thể đề cập đến là thời kỳ
Lee Kun Hee đẩy mạnh công nghệ sản xuất thiết bị không phải bộ nhớ và
yêu cầu tách biệt nó với công nghệ bộ nhớ lưu trữ.
Đầu năm 1997, trong một cuộc họp của ban giám đốc ngành hàng điện tử
mà tiêu biểu là Samsung Electronics, Lee Kun Hee đã từng đề cập tới