Ngay từ những năm 1970, Lee Kun Hee đã lựa chọn và ấp ủ dự án bán dẫn
sẽ là dự án hạt giống và là nguồn động lực phát triển mới của Samsung.
Không những vậy, ngay từ khi đó Lee Kun Hee còn nhìn thấu được những
yếu tố thuận lợi và thích hợp cho Hàn Quốc khi bắt tay vào phát triển bán
dẫn. Cụ thể, theo Lee Kun Hee, truyền thống dùng đũa khiến cho người
Hàn Quốc có được đôi bàn tay khéo léo, đồng thời, phương thức sinh hoạt
tháo bỏ giày đi chân trần khi vào nhà đã hình thành trong mỗi người Hàn
Quốc tập quán sinh hoạt thanh tịnh và sạch sẽ. Và điều này hoàn toàn phù
hợp với những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và môi trường sản xuất
tuyệt đối sạch sẽ, không cho phép xuất hiện dù chỉ một hạt bụi nhỏ trong
các công đoạn sản xuất bán dẫn.
Qua đây, phần nào có thể thấy được sự tỉ mỉ và tầm nhìn chiến lược của Lee
Kun Hee. Lee Kun Hee đã thuyết phục được cha mình - chủ tịch Lee Byung
Chul - cho phép Samsung chính thức tiến hành dự án mang tầm vóc lịch sử
- bán dẫn.
Lựa chọn và sự tập trung tuyệt đối của Lee Kun Hee dành cho bán dẫn được
tiếp sức bởi một ý chí sục sôi như trong cơn say mà không một ai có thể
ngăn cản được.
Cuốn sách 40 năm Samsung Electronics, di sản của thách thức và sáng tạo
dành một phần lớn để giải thích về hoàn cảnh khó khăn vào thời điểm bấy
giờ khi Lee Kun Hee bắt tay vào dự án bán dẫn.
“Ngày 6 tháng 12 năm 1974, Samsung mua lại 50% cổ phần của Công ty
Bán dẫn Hàn Quốc với giá 500 nghìn đô-la Mỹ. 50% cổ phần còn lại thuộc
quyền sở hữu của một công ty liên doanh quy mô nhỏ của Mỹ là ICII
(Integrated Circuit). Như vậy, Công ty Bán dẫn Hàn Quốc là hình thái công
ty liên doanh giữa Samsung và ICII. Điểm lý thú ở đây là người tiếp quản
Công ty bán dẫn Hàn Quốc không ai khác chính là vị giám đốc đại diện khu
vực châu Á của Samsung, Lee Kun Hee. Cũng chính vì điều này mà giám
đốc Kang Jin Goo, người trực tiếp tham gia vào thương vụ mua lại cổ phần