LEE KUN HEE - NHỮNG LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC VÀ KỲ TÍCH SAMSUNG - Trang 63

Có câu “Phải bỏ ra nhiều mới thu được nhiều”. Samsung Electronics đã bỏ
ra nhiều để thu về nhiều gấp bội. Đó mới là tầm vóc của một doanh nghiệp
lớn.

Vào thời ấy, Samsung Electronics chỉ là một công ty Hàn Quốc mờ nhạt
không mấy khi xuất hiện trên vũ đài quốc tế, vốn chỉ được biết đến như
“một công ty sản xuất ra các loại đồ điện tử giá rẻ” hay “một công ty mà
mới chỉ từng nghe qua tên tuổi ở đâu đó”. Nhưng cùng với việc trở thành
nhà tài trợ Olympic, tên tuổi của Samsung Electronics sẽ được phổ biến
rộng rãi trên toàn thế giới.

Theo đặc lệnh của Lee Kun Hee, Samsung Electronics đã chấp nhận mạo
hiểm đương đầu với thách thức và không ngần ngại, bền bỉ thuyết phục IOC
để có cơ hội trở thành nhà tài trợ các thiết bị thông tin di động cho Olympic.

Kết quả là vào tháng 3 năm 1997, Samsung nhận được hồi âm từ phía Giám
đốc Ban đối ngoại và hợp tác IOC thuộc Ủy ban Olympic quốc tế (IOC)
Lausanne, Thụy Sĩ với nội dung như sau:

“Samsung có đủ tư cách để trở thành nhà tài trợ của Olympic.

Như vậy, Samsung giành chiến thắng đầy thuyết phục trước Motorola trong
chiến dịch marketing tại Olympic. Và thắng lợi trong cuộc chạy đua
marketing tại Olympic cũng đồng nghĩa với việc giành được thắng lợi giòn
giã trên thị trường quốc tế. Chỉ các doanh nghiệp hàng đầu thế giới mới đủ
tư cách đảm nhiệm vai trò nhà tài trợ chính thức cho Olympic, và Samsung
Electronics là doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tiên nhận được đặc quyền này.
Thêm vào đó, từ Thế vận hội Olympic Atlanta 1996, Samsung Electronics
đã khởi công xây dựng tổ hợp ORS (Olympic Rendezvous Samsung) làm
không gian nghỉ ngơi phục vụ cho đại gia đình Olympic bao gồm các vận
động viên tham gia thi đấu tại Olympic và gia đình của họ,…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.