Thử đóng vai trò một người không có bất cứ một sự chuẩn bị nào phải diễn
thuyết về một vấn đề trước đám đông trong vòng một tiếng rưỡi đồng hồ, ta
mới thấm thía sự đầu tư nghiền ngẫm, tìm tòi và học hỏi kỹ lưỡng đến thế
nào.
Nhưng Lee Kun Hee không chỉ diễn thuyết trong một tiếng rưỡi mà là tổng
cộng hơn 1.000 giờ đồng hồ. Như vậy, có thể nói đây là một sự kiện cho
thấy Lee Kun Hee đã phải đắn đo suy nghĩ, tìm tòi học hỏi nhiều thế nào và
ông cũng là người có tư duy và tầm nhìn xa trông rộng ra sao.
Nếu khi ấy, chủ tịch Lee chỉ nói ra những lời bộc phát mà không có bất kỳ
sự chuẩn bị nào thì có lẽ rất khó thổi bùng lên một làn sóng đổi mới. Thế
nhưng, những lời tâm can của ông khi ấy đã được gọi là “hội chứng Lee
Kun Hee” và nó thật sự là một cú “hit” mạnh mẽ có tác động to lớn tới toàn
bộ nền kinh tế Hàn Quốc. Từ đây, đường lối lãnh đạo sáng tạo (creative
leadership) mang phong cách Lee Kun Hee dần dần tỏa sáng. Những lời
thuyết giảng của Lee Kun Hee và tầm nhìn mà ông đề đạt đã làm thay đổi
một cách triệt để không chỉ một tổ chức đang trì trệ và mục ruỗng như
Samsung thời đó mà còn len lỏi vào từng ngóc ngách, thay đổi căn bản
nhận thức của từng cá nhân nhỏ lẻ. Và trong những bài giảng đó, Lee Kun
Hee đã để lại không ít câu danh ngôn nổi tiếng.
Hoàn toàn không khoa trương khi nói rằng, sau những giờ thuyết giảng tâm
huyết của chủ tịch Lee, toàn bộ Samsung từ trên xuống dưới, từ những lãnh
đạo cấp cao cho tới những nhân viên cấp dưới bắt đầu manh nha những
thay đổi đầu tiên. Và trên thực tế thì cũng chính từ những dịch chuyển đầu
tiên ấy, Samsung dần dần chuyển mình và lột xác. Có thể nói 1.000 giờ
thuyết giảng tập trung cao độ của vị thống soái trầm tĩnh, lặng lẽ, thậm chí
được mệnh danh là “thái tử ẩn dật” Lee Kun Hee đã vượt qua “ngưỡng” đổi
thay về ý thức và tư duy của những con người Samsung.
Bằng những lời nói ngắn gọn, súc tích nhưng “chí mạng” như “Hãy thay
đổi tất cả trừ vợ và con cái bạn!”, Lee Kun Hee đã đập tan lối suy nghĩ sáo