mòn của toàn thể nhân viên tập đoàn, đồng thời gieo vào họ những mầm
mống ý thức hoàn toàn mới.
Lee Kun Hee là một nhà lãnh đạo có hoài bão vô cùng lớn lao, những tầng
ý thức mà ông mong muốn truyền thụ tới toàn thể nhân viên của mình
không chỉ có một, hai điều, mà đa dạng hơn rất nhiều. Đó là ý thức trước
khủng hoảng, ý thức làm chủ, ý thức về “siêu thất bại” không phải để run sợ
mà là để chinh phục mọi khó khăn, vấp ngã; ý thức về vị trí đứng đầu, ý
thức thời đại toàn cầu và ý thức đi tiên phong.
“Lẽ dĩ nhiên là cho dù có bỏ ra một số tiền lớn đến đâu để thuê người giúp
việc thì cũng không thể bằng chính chủ nhân của ngôi nhà đó chăm chút
cho tổ ấm của mình. Bởi người tề gia nội trợ trong gia đình luôn có một ý
thức làm chủ vô cùng mạnh mẽ để có thể khẳng định ‘Đây là việc của
mình.’”
Trong cuốn tự truyện của ông, có một đề mục được dành để nói về sự khác
biệt trong khía cạnh thành quả tạo ra của một bên là những nhân viên công
ty có ý thức làm chủ, coi nhiệm vụ được giao phó như việc của chính mình,
đó là công ty của mình, so với một bên là những nhân viên không có được ý
thức này.
Đề cập tới vấn đề này, có thể thấy Lee Kun Hee là người hiểu rõ hơn ai hết
ý thức con người chính là yếu tố quyết định tới toàn bộ hành động và thành
quả của họ.
Đây cũng chính là mục tiêu mà từ lâu Samsung đã nhấn mạnh và hướng tới
“Chủ nghĩa theo đuổi vị trí số 1”. Có thể nói, chủ tịch Lee Byung Chul là
người đặt nền móng cho chủ nghĩa này và Lee Kun Hee là người xây dựng
nên căn cứ trên nền móng mà cha mình đã vun đắp. Cũng có nghĩa, nếu Lee
Byung Chul gieo hạt và tưới tắm thì Lee Kun Hee là người khiến cho hạt
nảy mầm, bén rễ rồi đơm hoa kết trái.