đoàn này. Như vậy, càng không thể phủ nhận, những tâm huyết mà Lee Kun
Hee cống hiến cho sự nghiệp đào tạo nhân tài đã tạo nên điều đó.
Ngày 5 tháng 7 năm 2010, trên tuần san Nikkei Business xuất hiện một
chuyên đề đặc biệt mang tên Bí mật “khủng khiếp” nhất của Samsung. Bài
báo này phân tích hiện tượng gây sốc về Samsung khi tại cùng một thời
điểm, trong lúc các công ty điện tử hàng đầu Nhật Bản như Sony và
Panasonics đồng loạt “rủ nhau” kinh doanh thất bại và “sống dở chết dở”
với những khoản lỗ khổng lồ lần lượt lên tới 40 tỷ đến 100 tỷ yên thì ngược
lại, tại nước láng giềng Hàn Quốc, Samsung không những không thua lỗ mà
còn ăn nên làm ra.
Mới chỉ trước đó mười năm, Samsung còn là một cái tên quá đỗi xa lạ,
không có tư cách gì để cạnh tranh với người khổng lồ Sony, thì nay sự thật
này là điều không thể tưởng tượng nổi và gây chấn động vô cùng to lớn.
Bất ngờ thay, chỉ tính riêng trong năm 2009, lợi nhuận mà Samsung thu về
đã lên tới 730 tỷ yên. Ngược lại, khó tin hơn nữa là Sony và Panasonics,
những anh tài tiêu biểu đến từ Nhật Bản, vốn lớn mạnh đến vậy nay lại chịu
chung số phận bế tắc với những khoản lỗ không ngừng gia tăng. Trong tình
thế này, Samsung bỗng nhiên trở thành đối tượng đem ra so sánh với các
doanh nghiệp láng giềng là một hiện thực không thể tránh khỏi. Bởi vậy,
hiện tượng đột biến mà Samsung tạo ra sẽ là cú sốc khó chấp nhận nhất đối
với các doanh nghiệp Nhật Bản.
Trong bài báo này, lần đầu tiên Nhật Bản gạt tự tôn sang một bên để thành
thật lên tiếng sẽ học tập Samsung - một doanh nghiệp đến từ đất nước mà
Nhật Bản vốn không mấy đề cao. Chỉ tính riêng giá trị vốn hóa thị trường
thì Samsung đã cao gấp ba lần Panasonics hay Sony. Thật bất ngờ trước
tình huống lật ngược tình thế đầy chấn động.
Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ bài báo này sẽ nhận thấy báo chí Nhật Bản phân
tích về “bí mật của Samsung” như sau: nguồn động lực giúp Samsung có