từ góc độ lập trường của tất cả mọi người, từ các nhân vật trong phim cho
tới đạo diễn và thậm chí là đạo diễn ánh sáng.
Phương pháp rèn luyện và học tập độc đáo này đã hình thành trong ông thói
quen suy nghĩ và hành động nhất quán. Và sau này, ngay cả khi đã trở thành
người đứng đầu Tập đoàn Samsung, Lee Kun Hee vẫn là một vị chủ tịch có
lối suy nghĩ khác người. Trong số đó, điều đặc biệt lôi cuốn sự chú ý của
mọi người vẫn là phương pháp học tập và rèn luyện thông qua khoa học về
con người.
Bộc bạch của Lee Kun Hee về môn mà ông học tập chăm chỉ nhất thời học
sinh là Khoa học con người đã khiến không ít người phải bất ngờ.
“Môn tôi học chăm chỉ nhất là Khoa học con người.”
Đây là lời tâm sự của chủ tịch Lee với người bạn học cấp 3 của mình là cựu
nghị sĩ Hong Sa Duk. Điểm đặc biệt khác người của Lee Kun Hee xuất phát
từ khả năng quan sát thấu suốt bản chất của sự vật. Và theo đó, bộ môn
Khoa học con người chính là nguồn động lực nhỏ bé tuy không thể nhìn
thấy được nhưng thông qua việc tìm kiếm nhân tài nó đã góp phần tái lập và
thúc đẩy Samsung tiến lên trên đà tăng trưởng như ngày nay.
Qua bộ môn Khoa học con người, Lee Kun Hee là người nhận thức rõ hơn
ai hết về giá trị quan trọng của con người vượt lên mọi nguồn lực kỹ thuật
hay nguồn vốn.
Đọc cuốn Sức mạnh tiềm ẩn (Hidden Value) của Charles O’Reilly - Jeffrey
Pepper, trong nền kinh tế tri thức (hay còn gọi là kinh tế dựa vào tri thức,
Knowledge-based Economy) như ngày nay, có thể hiểu rằng nhân tài là yếu
tố quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh và thành
công.
“Yếu tố quan trọng nhất để có thể thành công trong nền kinh tế tri thức
ngày nay là gì? Hay chí ít, đâu là yếu tố quan trọng nhất mà giới ngôn luận