Tại đây, tôi đã trò chuyện về niềm tin mãnh liệt của mình ‘Thay đổi hay là
chết?’. Tôi thật sự cảm thấy đau lòng trước hiện thực này, khi mà lợi ích cá
nhân được đặt lên trước lợi ích tập thể, và không một ai đứng ra chịu trách
nhiệm, cùng với đó là hội chứng vô cảm khiến cho chúng ta trở nên thờ ơ
trước những vấn đề tồn tại. Hội chứng này đã tạo cơ hội cho những quy tắc
cứng nhắc và lối suy nghĩ bảo thủ, tâm lý ích kỷ và ngụy biện đen trắng, làn
sóng nghi ngờ mặc sức lên ngôi và đi theo chiều hướng xấu hơn.
…
Ban đầu những người tham gia cuộc họp chỉ im lặng lắng nghe, nhưng rồi
dần dần họ bắt đầu đưa ra ý kiến của bản thân. Đặc biệt những nhân viên
trẻ rất tích cực phát biểu ý kiến, không những vậy họ còn có những ý tưởng
hết sức mới mẻ. Nhiều đề xuất được đưa ra và được quyết định ngay tại
buổi họp. Tiêu biểu trong đó có ‘Quy định 7.4’ và ‘line stop’.
Thông qua các buổi họp tại nước ngoài, chủ tịch Lee đã đối thoại với 1.800
người trong 350 giờ đồng hồ, dành ra 800 giờ đồng hồ để thảo luận với các
quản lý cấp cao trong tập đoàn. Và các cuộc họp diễn ra liên tục từ 8 giờ
tối cho đến tận 2 giờ sáng ngày hôm sau. Nhưng khi ấy, không ai biết đến
sự mệt mỏi. Các cuộc họp vẫn thường kéo dài hơn 8 giờ đồng hồ. Và chuỗi
các cuộc họp này kết thúc bằng buổi thảo luận cuối cùng diễn ra tại Tokyo
ngày 4 tháng 8.
Từ cuộc họp đầu tiên diễn ra vào ngày 6 tháng 7 tại Frankfurt cho tới cuộc
họp cuối cùng là một hành trình quy mô kéo dài 68 ngày. Lý do tôi tuyên bố
chính sách kinh doanh mới và triệu tập các cuộc hội đàm mang tên ‘Đại
hành trình kinh doanh mới’ là bởi tôi cho rằng những vấn đề mang tính tổ
chức cần phải được giải quyết từ căn nguyên của nó, mà căn nguyên ấy lại
tồn tại trong chính mỗi con người.”
Trong cuốn tự truyện của mình, Lee Kun Hee từng có dịp giải thích cặn kẽ
về tâm tư của bản thân khi đó và lý do tại sao việc thay đổi ý thức của toàn