LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 172

Ngay từ năm 1848, Pháp đã thông qua luật hạn chế thời gian làm việc của

phụ nữ là 11 giờ một ngày, nhưng đến đầu thế kỷ XX, giới quyền lực Pháp
vẫn phản đối mạnh mẽ bất kì quy định nào nhằm điều tiết công việc của nam
giới. Trước Thế chiến I, không một quốc gia nào ở Scandinavia có luật hạn
chế thời gian làm việc của lao động nữ. Ở Ý, năm 1902, ngày làm việc của
nữ rút xuống còn 11 giờ, nhưng phải tới năm 1907 mới có một ngày nghỉ bắt
buộc trong tuần. Ở Tây Ban Nha, phải đến năm 1904 mới có luật nghỉ ngày
Chủ nhật, trong khi ở Bỉ thì phải tới năm 1905 mới có ngày nghỉ trong các
công ty công nghiệp và thương mại.

[458]

Chỉ đến thế kỷ XX, chúng ta mới bắt đầu được chứng kiến những quy

định “hiện đại” về thời gian làm việc. Ở Tây Ban Nha, quy định ngày làm 8
giờ được áp dụng từ năm 1902 – tương đối sớm nếu so với mức độ phát
triển của nước này – ở tầm khu vực, nhưng phải đến năm 1919 mới được áp
dụng rộng rãi. Ở Thụy Điển, một tuần làm 48 giờ được áp dụng từ năm
1920. Đan Mạch cũng bắt buộc ngày làm 8 giờ từ năm 1920, nhưng ngành
nông nghiệp và công nghiệp hàng hải, hai lĩnh vực chiếm tới 1/3 lực lượng
lao động, không thuộc phạm vi áp dụng luật này. Bỉ áp dụng tuần làm việc
48 giờ từ năm 1921, còn từ năm 1936 thì tuần làm việc chỉ còn 40 giờ. Chỉ
đến khi Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động Công bằng được thông qua vào năm
1938 thì thời gian làm việc tối đa là 40 giờ một tuần mới được thực thi ở
Mỹ.

[459]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.