LES - VÒNG TAY KHÔNG ĐÀN ÔNG - Trang 128

Trên căn nhà lớn ấy, ngoài gian giữa để thờ và một cái phòng khách thật

to với những bộ ghế cẩn xà cừ bóng loáng, sang trọng ở giữa thì chỉ có duy
nhất hai phòng ngủ của cha ở lầu một, còn lại là những dãy nhà dọc ngang
bao xung quanh là nhà của các bà chánh, thứ cùng các anh chị lớn. Tuy là
đại điều chủ miệt vườn, giau có nổi tiếng nhưng khi trẻ cha của Út có thời
gian đi học bên Tây, biết nhiều. Nét văn minh duy nhất mà cha còn duy trì
lại là cho tất cả con cái ăn học nên người. Đứa nào có chí tiến thủ, ham học
là cha đồng ý ngay. Ngược lại đứa nào lớn không muốn học chỉ muốn làm
ăn thì cha cho vốn mua ruộng vườn tách riêng ra để làm ăn. Nhờ vậy, điều
mà đến bây giờ Út vẫn biết ơn cha là, tuy là thứ con rơi tôm tép lép vế nhất
trong nhà nhưng sau khi về ở với cha thì Út vẫn được đi học, dù là con gái,
trong khi các chị lớn tuổi chưa mười tám thì đa phần đã lấy chồng. Chị nào
cũng có chồng làm lớn trên quận hoặc buôn bán lớn ngoài chợ, hoặc cũng là
chủ đất cò bay thẳng cánh, chỉ có điều chị nào cũng dốt, đa phần là biết chữ
lom lem và quên nhiều hơn nhớ.

Cha ư?

Một người đàn ông mập mạp, thấp đậm, người tròn. Tóc bạc búi ngược,

chòm râu dài tới ngực. Mặt mày phương phi, giọng nói sang sảng và đi đâu
làm gì, kể cả khi ngồi ăn cơm lẫn khi vào giường ngủ rồi bao giờ cũng có
cây gậy ba toog bên mình. Cây gậy bằng gỗ tếch có cẩn ngà voi và xà cừ,
trên đỉnh gắn một viên ngọc trai lớn, quanh đầu bọc vàng 18, chạm trổ rồng
trên thân gậy, nghe đâu lấy mẫu từ Hoàng Gia Xiêm đem về. Cây gậy bóng
loáng, dài thượt là nỗi ám ảnh kinh hoàng, sợ hãi của cả đại gia đình cha lẫn
kẻ ăn người ở, tá điền cho đến người dân trong vùng Hàm Luông. Hễ ai
không làm cha vừa ý thì cứ gậy ba toong ba đập cho thừa sống thiếu chết.
Có lần đánh người ở mạnh đến nỗi văng cả viên ngọc gắn trên đầu gậy.
Người dân vẫn gọi lén cha sau lưng là Hội đồng Cọp. Sau cái lần Việt Minh
nổi dậy năm 1945, lấy ruộng đất chia cho người nghèo và tý nữa bắt được
cha để đem ra xử tội, may mà cha cải trang thành thường dân, bám ghe
mành, lén trốn kịp về Sài Gòn ở mấy năm liền mãi sau 1954 khi Việt Minh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.