không phải là những phương pháp bày trong những nguyên tắc cấu thành
của nó.
Vị phó giáo sư tổ trưởng bộ môn của Yên Thảo đã trích dẫn sáo, bởi ông
ta hiểu không chính xác ý nghĩa lẫn hoàn cảnh hình thành quan điểm của
A.Cuvillier.
- Theo tôi hiểu thì, suy cho cùng, tất cả các phương pháp giáo dục của
chúng ta cùng có chung một mục đích là làm sao cho sinh viên có thể tiếp
thu tri thức một cách trực tiếp, qua so sánh để rút ra được những điều cơ
bản nhất mà sau này các em có thể vận dụng, phát triển trong các tình
huống khác nhau của cuộc sống. – Nàng đứng bật dậy, nhếch mép cười
nhạt, trả đũa vị phó giáo sư tổ trưởng tổ bộ môn của mình. Ánh mắt quắc
nhìn của Yên Thảo làm cho ông ta rúm người và quay đầu nhìn đi nơi khác,
khổ sở né tránh. Tôi hoàn toàn hiểu kinh nghiệm giảng dạy của các giảng
viên chúng ta trong trường này, ai cũng có những kinh nghiệm mở rộng bài
giảng một cách sâu sắc riêng, có thể được thể hiện dưới mọi hình thức, trực
tiếp hay gián tiếp. Giảng viên phải có trách nhiệm truyền đạt các tri thức
đến với sinh viên, bằng cách nào tùy theo trình độ hiểu biết của giảng viên
đó. Không biết ông đã đọc “Bàn về giá trị” của I.Ph.Xvatcôvxki?
Nhìn vị phó giáo sư đang co người lại thật thảm hại. Ai ở khoa này mà
chẳng biết đến trình độ giảng dạy của ông. Và bản thân ông ta cũng biết rất
rõ điều đó nên luôn cảm thất bị chạm nọc nếu có lời thì thầm nào đó về việc
giảng dạy của ông ta.
Thế nhưng lập tức cũng có vài ý kiến bật ra từ những giảng viên khác
trong tổ, họ cho rằng, vì Yên Thảo sống bên Pháp lâu quá nên nàng không
tiếp thu được các phương pháp giảng dạy trong nước, nàng đã cố tình đơn
giản hóa những phương pháp dạy truyền thống bằng cách hạ thấp những
phương pháp này. Cái gọi là tự do, dân chủ và mềm dẻo trong giảng dạy
của giảng viên Yên Thảo chẳng qua là một kiểu khuyến khích tính vô tổ
chức, vô kỷ luật và có chiều hướng phá vỡ những nội quy quy định của nhà