LỊCH SỬ BÍ MẬT ĐẾ CHẾ HOA KỲ - Trang 82

chiếc lều vải màu đen được neo vững chắc bằng đoạn dây chão to, vắt chặt
vào những chiếc cọc cắm xung quanh lều. Hơi băng lan tỏa quanh các mái
lều.

Khi chúng tôi bước ra khỏi xe, những người Tây Tạng cũng bước ra khỏi
lều vải. Những người đàn ông mặc quần len, chiếc áo khoác ngoài to xù và
mũ, còn phụ nữ mặc váy hoa dài với chiếc tạp dề sặc sỡ. Hướng dẫn viên
của chúng tôi giải thích rằng họ là dân du mục, sống cuộc sống giống như
tổ tiên họ trước đây. Qua người phiên dịch, những người dân du mục cho
chúng tôi biết các Yetis (người tuyết) thường sống ở dòng sông băng. Họ
quả quyết với chúng tôi rằng trước đây, họ vẫn nhìn thấy người tuyết vài
lần trong năm, nhưng khoảng 10 năm trước, khi nước sông băng rút xuống,
những người tuyết đã biến mất.

Khi chúng tôi còn đang nói về tác động hủy diệt của việc trái đất nóng lên
đối với những dòng sông băng thì có một người trong đoàn để ý thấy những
người du mục bê ra một khay nhỏ. Một người phụ nữ trong đoàn chúng tôi,
vốn nổi tiếng về khả năng mặc cả, đã chen lên trước. Cô báo lại cho cả
đoàn biết, họ đang bán những đồ pha lê được tìm thấy từ khoảng đất trước
đây là sông băng. Gần như tất cả mọi người trong đoàn đều chạy vội tới
chỗ người bán dạo. Họ tin rằng đây là cơ hội cuối cùng để được mua trực
tiếp từ những người dân du mục này, đối thủ cạnh tranh của những cửa
hàng tại Lhasa.

Khi tôi hỏi người hướng dẫn về giá trị thực của những đồ pha lê kia, anh ta
thì thầm rằng anh không muốn cản trở công việc làm ăn của những người
dân du mục. Sau đó, anh ta lắc đầu và cho biết thêm, anh ta từng nghe nói
có một nhà máy ở Trung Quốc chuyên sản xuất ra những đồ pha lê này.

Tôi và hai người nữa đứng đó, nhìn mọi người trong đoàn mặc cả với
những người Tây Tạng.

Một người nhận xét: “Hình ảnh này thừa sức trở thành lời cảnh báo toàn
cầu”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.