LỊCH SỬ CHIẾN TRANH PELOPONNESE - Trang 274

xúi giục của một số người Rhegium lưu vong ở cùng với họ; nạn bè phái kéo
dài đã tàn phá trấn này khiến nó không còn khả năng kháng cự vào thời
điểm đó, và vì thế lại càng thêm phần cám dỗ đối với quân xâm lược. Tàn
phá đất này xong, các lực lượng trên bộ của Locris triệt thoái, các chiến
thuyền của họ ở lại để canh gác Messina, trong khi những chiến thuyền khác
đang được cung cấp thuỷ thủ binh lính nhằm cùng một đích đến để tiến hành
chiến tranh từ nơi ấy.

Cũng khoảng thời gian đó trong mùa xuân, trước khi ngũ cốc chín, quân

Peloponnese và các đồng minh của họ xâm lược Attica dưới quyền chỉ huy
của Agis, con trai của Archidamus và là vua của người Lacedaemon, họ hạ
trại để vây hãm và tàn phá xứ này. Cùng lúc đó quân Athens phái bốn mươi
chiến thuyền mà họ đã chuẩn bị đi Sicily, với các tướng lĩnh còn lại là
Eurymedon và Sophocles; Pythodorus vị chỉ huy đồng cấp của họ đã đến đó
trước họ. Họ cũng được chỉ thị khi đi qua Corcyra phải quan tâm đến dân
Corcyra trong trấn đang bị những kẻ lưu vong trên núi cướp bóc. Để hậu
thuẫn những kẻ lưu vong này, sáu mươi chiến thuyền của Peloponnese vừa
mới ra khơi, họ cho rằng nạn đói đang hoành hành trong thành ấy sẽ khiến
họ dễ dàng thôn tính nó. Demosthenes, người vẫn nhàn cư từ khi ở
Acarnania trở về, cũng đã đề nghị và được phép tùy ý sử dụng hạm đội này
trên hành trình qua vùng bờ biển của Peloponnese.

Ở ngoài khơi Laconia, họ nghe tin rằng những chiến thuyền của

Peloponnese đã có mặt ở Corcyra, được tin này Eurymedon và Sophocles
muốn gấp rút đến đảo đó, nhưng Demosthenes đã yêu cầu họ đầu tiên phải
cập bến tại Pylos

[1]

và làm những gì nơi đó cần trước khi tiếp tục chuyến hải

hành của họ. Trong khi họ còn đang phản đối, một cơn gió giật đã tình cờ
nổi lên và đẩy hạm đội dạt vào Pylos. Demosthenes đã lập tức hối thúc họ
củng cố phòng thủ cho nơi đó, chính vì việc ấy mà ông ta đã đi theo chuyến
hải hành này, và ông đã chỉ cho họ thấy nơi đó có vô số đá và cây lấy gỗ, và
rằng nó vốn dĩ đã rất kiên cố, và cả nơi đó lẫn hầu khắp xứ sở rộng lớn xung
quanh đều hoang vắng không người cư ngụ; Pylos, hay Coryphasium như
người Lacedaemon gọi nó, nằm cách Sparta khoảng bốn mươi lăm dặm và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.