chúng ta, và nạn đói sẽ xảy ra kèm theo nó, thì lời sấm truyền ấy chắc
chắn sẽ được diễn giải theo từ cái đói.”
Mặc dù lịch chưa ra đời nhưng thời gian trong tác phẩm của ông cũng
được coi trọng, giúp cho người đọc định vị rõ sự kiện trong quá khứ: “Câu
chuyện lịch sử này được ghi chép theo thứ tự thời gian của các sự kiện xảy
ra vào những mùa hạ và những mùa đông”. Trên cơ sở những tư liệu trong
trong tác phẩm gồm 8 quyển của Thucydides, người đời sau có thể hình
dung khá rõ cuộc Chiến tranh Peloponnese: Đây là cuộc chiến tranh diễn ra
từ năm 431 đến 404 TCN, giữa các thành bang Hy Lạp cổ đại do hai thành
bang Sparta và Athens đứng đầu và kết quả là phe Athens thất bại. Cuộc
chiến đã góp phần định hình lại thế giới Hy Lạp cổ đại: Athens, thành bang
hùng mạnh nhất ở Hy Lạp trước cuộc chiến đã bại trận, kéo theo cả chế độ
dân chủ chủ nô của nó, Sparta chiến thắng cùng với sự lên ngôi của chế độ
toàn trị.
Những quan niệm viết sử của Thucydides được xem như là đỉnh cao của
sử học Hy Lạp thời cổ đại. Thành tựu của ông không chỉ ảnh hưởng đến các
sử gia thời cổ đại mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến giới sử học phương Tây
thời cận hiện đại.
Thứ hai, không chỉ là một tác phẩm lịch sử, Lịch sử chiến tranh
Peloponnese còn được xem là một tác phẩm kinh điển của chính trị học, của
nghiên cứu quan hệ quốc tế. Và Thucydides được xem là cha đẻ của chủ
nghĩa hiện thực. Nhiều thể chế chính trị của Hy Lạp cổ đại như democracy,
oligarchy, tyranny, prytany, ephor, archon… được ông mô tả khá rõ ràng
cùng với các biến cố lịch sử; những ghi chép của ông trong Cuộc hội đàm ở
Melos vẫn được giảng dạy cho sinh viên các khoa chính trị học, quốc tế học.
Giới thiệu về cuộc hội đàm này, ban biên tập nghiencuuquocte.org viết:
“… Trước khi ra lệnh tấn công, các tướng lĩnh Athens đã cử người
tới thương lượng với người Melos. Trong cuộc thương lượng đó, câu
nói “kẻ mạnh làm bất cứ những gì mình có thể, còn kẻ yếu thì phải