LỊCH SỬ CHIẾN TRANH PELOPONNESE - Trang 749

Chú thích chương XIX

[1]

Tarentum là một thành lớn và quan trọng của Hy Lạp ở miền nam Italy,

nằm trên bờ biển phía bắc của vịnh Taranto (còn gọi là vịnh Tarentum). (BT)

[2]

Ở đây diễn giả chiết tự từ ‘democracy’ (dân chủ), như đã chú thích ở

chương IV, từ ‘democracy’ trong tiếng Hy Lạp được ghép từ ‘demos’ tức là
‘nhân dân’‘kratos’ tức là ‘cai trị’. (BT)

[3]

Thetes là tầng lớp dân thấp nhất của Athens thời bấy giờ, được định

nghĩa là những người không có tài sản. (ND)

[4]

Tiếng Anh “Italiots”, chỉ những cư dân thời kỳ tiền La Mã nói tiếng Hy

Lạp ở bán đảo Italy giữa Naples và Sicily. Hy Lạp thuộc địa hóa những miền
bờ biển ở nam Italy và Sicily từ thế kỷ VIII trước CN, vùng bị Hy Lạp hóa
rộng đến nỗi được gọi là Magna Graecia (có nghĩa ‘Hy Lạp lớn hơn’, hoặc
Đại Hy Lạp), các dân SiceliotsItaliots đều là thực dân Hy Lạp ở những
vùng này. (BT)

[5]

Aphrodite theo thần thoại Hy Lạp là nữ thần của tình yêu, sắc đẹp,

khoái lạc và sinh sôi. (BT)

[6]

Tức Megara Hyblaea ở Sicily, phân biệt với Megara thủ phủ của

Megaris ở Hylạp. (BT)

[7]

Terias là con sông ở phía đông đảo Sicily, đổ ra biển giữa Catana và

Syracuse. (BT)

[8]

Syracuse bao gồm cả đảo Ortygia ngoài khơi, đảo này tạo thành nhánh

phía bắc của cảng nước sâu tự nhiên rất lớn của Syracuse là Đại Cảng; ngoài
Đại Cảng (ớ phía nam đảo Ortygia), việc xây dựng các đê chắn sóng ở phía
bắc đảo Ortygia đã tạo thành một cảng nhỏ hơn là Tiểu Cảng, còn được gọi
là Lakkios. Hai cảng này biến Syracioc thành một trong những trấn cảng
quan trọng nhất ở phía tây Địa Trung Hải. (BT)

[9]

Ba cha con bạo chúa này được gọi chung là Peisistratids và thời kỳ họ

cai trị Athens là từ năm 546-510 trước CN; tuy vậy Pisistratus thực tế đã cai
trị Athens từ khoảng năm 564 trước CN và đã 2 lần bị trục xuất khỏi Athens

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.