NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT
Đối với người Việt Nam học tiếng Việt từ lúc thơ ấu, nên dầu không
cần học ngữ pháp, cú pháp v.v... vẫn có thể nói được tiếng Việt. Nhưng một
người ngoại quốc, lúc bắt đầu học tiếng Việt thật là khó. L.m. Marini nói rõ
một điểm khó khăn nữa đối với người Âu châu khi học tiếng Việt, là phải
hiểu hoàn toàn ý nghĩa của một lời, phải biết sắp đặt cú pháp cho đúng, nếu
không nghĩa mỗi câu sẽ sai lạc hoàn toàn. Sự khó khăn đó là do tiếng Việt
rất ít giống đực cái (hầu như không có), hầu như không có số nhiều ít,
không có tận mỗi tiếng, động từ không chia v.v...
.
Để trấn tĩnh người Âu châu muốn học tiếng Việt, Marini đưa ra lý lẽ
sau : Trong những ngôn ngữ, dầu về mặt ngữ pháp đơn sơ, người ta vẫn có
nhiều cách bù lại dễ dàng, để có thể đặt thành câu nói viết trôi chảy. Vậy,
nếu tiếng Việt có một ngữ pháp đơn giản sánh với nhiều tiếng Âu châu, thì
họ cũng có cách khác bù đắp lại, mà cách thế dùng nhiều nhất là thể phát
âm và trong cách đọc
. Quả thật, vẫn theo Marini, lúc mới học tiếng Việt,
thì nhận thấy mọi cái đều quá lạ thường, làm cho mình lẩn quẩn, rối rít
không biết làm sao đặt cho đúng tiếng trong mỗi câu và phân biệt âm thanh
để hiểu được ý nghĩa. Nhưng rồi, nhờ học hành cẩn thận, giao tiếp nhiều
với người Việt, thì những khó khăn đó tan biến dần dần
.
Tóm lại, đối với người Âu châu, thì thanh tế nhị và ngữ pháp đơn
sơ
là những khó khăn lớn nhất đối với họ. Khi bàn về tiếng Việt, các tác
giả Tây phương vào thế kỷ thứ 17 đều nhận như thế. Marini còn nhận xét
này : người Việt Nam ưa tiếng của họ hơn ai hết vì tiếng đó đơn giản. Một
tiếng bao hàm rất nhiều nghĩa, còn như tiếng Ý chẳng hạn lại cầu kỳ, lôi
thôi : nếu muốn đọc tiếng Tranquillità thì phải phát ra bốn tiếng, mà chỉ có
một nghĩa, trong khi tiếng Việt chỉ cần một âm là An, cũng có nghĩa như