2. SƠ LƯỢC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH CHỮ
QUỐC NGỮ (1620-1648)
Chữ Việt ngày nay là một thứ chữ đã được nhiều Linh mục Dòng
Tên ở Việt Nam (với sự cộng tác âm thầm của một số Thầy giảng Việt
Nam) vào thế kỷ 17 sáng tạo ra. Nói một cách tổng quát thì họ đã dùng mẫu
tự La tinh, rồi dựa vào phần nào của chữ Bồ Đào Nha, Ý và mấy dấu Hy
Lạp, để làm thành chữ mà chúng ta đang dùng
. Chúng ta đều quá rõ là
vào thời ấy, Việt Nam dùng chữ Nho là chính, còn chữ Nôm là phụ thuộc.
Khi các nhà truyền giáo đến Đàng Trong đã bắt đầu áp dụng dần
dần mẫu tự La tinh cho tiếng Việt. Thực ra đây là một cách bắt chước các
nhà truyền giáo Dòng Tên Tây phương ở Nhật Bản. Vì đầu thế kỷ thứ 17,
họ cũng đã cho xuất bản một vài cuốn sách ngữ vựng và ngữ pháp Nhật
theo mẫu tự abc
.
Sau đây chúng tôi sẽ theo các tài liệu viết tay và cuốn sách của C.
Borri vào đầu thế kỷ thứ 17, sơ lược sự hình thành chữ quốc ngữ qua hai
giai đoạn : 1620-1626 và 1631-1648.