LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ 1620-1659 - Trang 22

GIAI ĐOẠN MỘT : 1620-1626

Theo lịch sử để lại thì vào giữa thế kỷ thứ 16 và nhất là vào cuối thế

kỷ đó, mấy nhà truyền giáo Âu châu, như I Ni Khu, Gaspar da Santa Cruz,
Louis da Fonseca, G. de la Motte, Diego Advarte đã đến miền Hà Tiên và
Thừa Thiên

31

; nhưng hoạt động của các ông không được ghi lại rõ rệt.

Sang đầu thế kỷ 17, các nhà truyền giáo Dòng Tên gồm người Âu

châu và một số ít người Trung Hoa, Nhật Bản, mới chính thức đến truyền
bá Phúc âm ở Việt nam, và hoạt động của các ông đã được ghi lại khá đầy
đủ.

Ngày 6-1-1615, ba tu sĩ Dòng Tên là hai L.m. Francesco Buzomi

(Ý), Diego Carvalho (Bồ Đào Nha) và Thầy Antonio Dias (Bồ Đào Nha)

32

,

đáp tàu buôn Bồ Đào Nha từ Áo Môn đi Đàng Trong và tới Cửa Hàn ngày
18-1-1615

33

. Sau đó mấy tháng các ông đến ở Hội An. Tại đây, nhờ biết

tiếng Trung Hoa và Nhật, nên các ông có thể giao thiệp với kiều dân Hoa
Nhật. Nhân tiện, chúng tôi cũng xin ghi lại mấy dòng lịch sử Hội An thời
ấy.

Theo sự hiểu biết của chúng tôi thì thời đó người Việt gọi Hội An là

Hải Phố, tức là nơi buôn bán ở bờ bể. Khi người Nhật và Trung hoa tới đó
bắt đầu từ cuối thế kỷ 16, Hải Phố là nơi buôn bán sầm uất. Các nhà truyền
giáo tới đây vào năm 1615, nghe người Nhật đọc Hải Phố là Hoaipho,
nhưng rồi các ông thường đọc trại Faifo

34

. Người Âu châu viết chữ Hải Phố

bằng nhiều cách : Haifo, Hai fo, Haito, Faifo, Facfo, Fayfo, Fayfô, Fayfó,
Faiso, Taifò, v.v...
Tại Hội An, có hai khu riêng biệt, một dành cho người
Trung Hoa, một dành cho người Nhật. Kiều dân Nhật dưới quyền cai trị của
một người Nhật do Chúa Nguyễn bổ nhiệm, Hoa kiều cũng do một người
Trung Hoa cai trị được Chúa Nguyễn bổ nhiệm. Riêng vị chỉ huy người
Nhật lại được Chúa Nguyễn trao cho trách nhiệm về các người Tây phương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.