ở Hội An
. Theo Borri, thời ấy Đàng Trong có hơn 60 cửa bể, sầm uất nhất
là Hội An, còn hai hải cảng quan trọng thứ nhì là cửa Hàn và Nước Mặn
(Qui Nhơn). Các thương thuyền Trung Hoa, Nhật, Manila, Mã Lai, Cam
Bốt v.v... thường đến ba cửa bể đó.
Ba nhà truyền giáo mà chúng ta vừa nói, đến Hội An với mục đích
đầu tiên là để giúp đỡ giáo hữu Nhật về mặt tôn giáo, và nhờ người Nhật
làm thông ngôn để tiếp xúc với người Việt Nam. Sau năm 1615, nhiều tu sĩ
Dòng Tên khác không những đến truyền giáo ở Đàng Trong mà cả Đàng
Ngoài nữa, nhưng đa số là người Bồ Đào Nha
.
Các nhà truyền giáo tới Việt Nam thời ấy đều phải học tiếng Việt
mới có thể tiếp xúc với người Việt Nam. Theo chúng tôi biết thì L.m.
Francisco de Pina là người Âu Châu đầu tiên nói thạo tiếng Việt. Pina sinh
năm 1585 ở Bồ Đào Nha, ông tới Đàng Trong năm 1617. Lúc đầu Pina
sống ở Hội An, sang năm 1618 ông ở tại Nước Mặn với Buzomi và Borri.
Hai năm sau, ông trở lại Hội An, rồi năm 1623, Pina đến ở tại Thanh
Chiêm, thủ phủ Quảng Nam Dinh. Pina chết đuối ở bờ bể Quảng Nam ngày
15-12-1625. Dịp đó có tầu Bồ Đào từ Cam Bốt về Áo Môn, bỏ neo ở hải
phận Quảng Nam, Pina cùng một người Việt Nam chèo thuyền ra tầu Bồ
Đào để lấy các đồ phụng tự. Khi thuyền đang đi vào bờ, bị gió bão bất chợt,
lật thuyền Pina. Vì mặc áo dài, Pina không bơi vào được, còn người Việt
kia bơi vào bờ thoát nạn. Sau đó người ta vớt được xác Pina đem về Hội An
làm lễ an táng rất trọng thể
.
Nhờ biết tiếng Việt, nên ngay từ năm 1620 các tu sĩ Dòng Tên tại
Hội An
đã soạn thảo một sách giáo lý bằng « chữ Đàng Trong » tức là
chữ Nôm
. Cuốn sách này vì soạn bằng chữ Nôm, nên chắc phải có sự
cộng tác của người Việt.
Nhưng chúng tôi tưởng cuốn này cũng được viết bằng chữ Việt mới
nữa (chữ quốc ngữ ngày nay), mà người có công soạn thảo là L.m.