Annam
: An Nam.
Sinoa
: Xứ Hóa, tức Thuận Hóa.
Unsai
: Ông Sãi.
Cacham
: Ca chàm (kẻ Chàm hay Thạnh Chiêm), là thủ phủ
Quảng Nam Dinh, ở về phía Tây Hội An ngày nay. Dân chúng thời ấy cũng
gọi Kẻ Chàm là Dinh Chàm.
Ungue : Catecismo fez o Pe ao Ungue nosso amigo, ea (?) outros
muitos assi Christaõs como gentios, que concorrerão aouuilo [a ouvido]
(Một Cha dạy giáo lý cho ông Nghè, ông là người bạn thân của chúng tôi,
và Cha đó cũng dạy giáo lý cho nhiều giáo hữu cùng lương dân tuốn đến
nghe giảng).
Chữ Ungue tức Ông Nghè được tác giả viết liền lại chứ không viết
cách ngữ như chúng ta ngày nay. Chúng ta đều biết, Ông Nghè là một danh
từ bình dân dùng để gọi các vị Tiến sĩ. Còn danh từ Ông Nghè Bộ, mà
chúng ta thấy trong các tài liệu viết tay cũng như trong sách truyền giáo của
nhiều nhà truyền giáo Tây phương ở Việt Nam vào thế kỷ thứ 17, là một
chức quan ở các Dinh (Tỉnh) Đàng Trong, có nhiệm vụ lo việc thuế má và
tài chính. Thực ra, chức vị của ông này là Cai bạ, một trong ba quan (Đô
tri, Cai bạ, Nha úy) làm việc trực tiếp dưới quyền viên Trấn thủ của mỗi
dinh. Tiện đây cũng nên biết các nhà truyền giáo Tây phương viết chữ Ông
Nghè hoặc Ông Nghè Bộ dưới nhiều hình thức khác nhau :
Gaspar LUIS, Cocincinensis missionnis annuae Litterae anni 1260,
ARSI, JS. 71 : Unguè (f. 23v), Ungué (f. 24v).
BORRI, Relation de la nouvelle mission des Pères de la Compagnie
de Jésus, Lille, 1631 : Omgné (tr. 182).