LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ 1620-1659 - Trang 27

Banco

51

: Bàn cổ một « thần » khổng lồ tạo dựng vũ trụ, con người.

Hồi xưa dân Việt Nam theo thần thoại Trung Hoa nghĩ như thế.

Oundelim

52

: Ông Đề lĩnh.

Tài liệu viết tay năm 1621 của Gaspar Luis

Cùng năm 1621, L.m. Gaspar Luis cũng viết một bản tường trình về

giáo đoàn Đàng Trong gửi cho L.m. Mutio Vitelleschi ở La Mã. Nội dung
bản tường trình này cũng không khác của João Roiz. Tuy nhiên, bản của
Luis lại soạn thảo bằng La ngữ và vắn hơn bản của Roiz. Tài liệu gồm tám
trang rưỡi, viết chữ cỡ trung bình, trong khổ 12 X 20 cm. Tác giả soạn tài
liệu này tại Áo Môn ngày 12-12-1621

53

. Gaspar Luis nhắc đến ít danh từ

Việt hơn Roiz. Nếu có dùng vài ba chữ Việt, thì lại cũng viết giống như
Roiz, ví dụ : Cacham, Nuocman, trừ hai chữ sau đây Luis viết khác Roiz :

UngueUngué

54

: Ông nghè.

Bancô

55

: Bàn cổ.

Tài liệu năm 1621 của Cristoforo Borri

Trước khi bàn tới tài liệu của Cristoforo

56

Borri, thiết tưởng nên biết

qua tiểu sử của ông, vì ông là người Tây phương đầu tiên đã viết và cho
xuất bản một cuốn sách khá dài về xứ Đàng Trong đầu thế kỷ 17.

Cristoforo Borri (1583-1632) sinh tại Milan, gia nhập Dòng Tên

ngày 16-9-1601. Năm 1615 ông đi Đông Á truyền giáo, nhưng chúng tôi
không rõ ông tới Áo Môn vào năm nào.

Chỉ biết năm 1618 Borri phải tàng hình bồi tầu đi thương thuyền Bồ

Đào từ Áo Môn tới Đàng Trong cùng chuyến với L.m. Pedro Marques.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.