cm. Bản tường trình gồm ba phần : phần một, « Residentia Fayfó » (Cư sở
Hội An) thuật lại những việc xảy ra ở Hội An năm 1625 ; Phần hai, «
Residentia Dinh Cham uulgò Cacham » (Cư sở Dinh Chàm, bình dân gọi là
Ca Chàm [Kẻ Chàm] ghi lại hoạt động truyền giáo ở Kẻ Chàm, tức thủ phủ
Quảng Nam Dinh ; Phần ba, « Residentia Nuocman, vulgò Pullocambi »
(Cư sở Nước Mặn, bình dân gọi là Pullocambi), kể lại việc truyền giáo ở
Nước Mặn, tức vùng Qui Nhơn ngày nay
. Sau đây là những chữ quốc
ngữ, phần nhiều là địa danh, trong bản tường trình của Gaspar Luis.
Dinh Cham, Cacham :
Dinh Chàm, Ca Chàm (Kẻ Chàm).
Nuocman, Quanghia, Quinhin, Ranran
: Nước Mặn, Quảng
Nghĩa, Qui Nhơn, Ran Ran (Đà Nẵng).
Bendâ
: Bến Đá. Một làng cách Qui Nhơn ngày nay chừng 80 cs
về phía Bắc. Năm 1622 Bến Đá mới làm nhà thờ.
Bôdê
: Bồ Đề. Một làng ở phía Nam Bến Đá. Giáo hữu ở Bồ Đề
góp công của dựng một nhà thờ mới. Khi các Linh mục đến dâng Thánh
Lễ, dân chúng tới tham dự rất đông.
Ondelimbay : « Horum princeps hoc anno fuit Andreas ille,
magistratus proenomine Ondelimbay, de quo proximis litteris mentionem
fecimus »
(Trong số những người cai trị [ở Qui Nhơn] năm nay, có một
viên quan chỉ huy của họ tên thánh là An Rê, có chức quan là ông Đề lĩnh
Bẩy,
mà trong những thư từ gần đây tôi đã nhắc tới).
Ondelim, Ondedoc : « Etenim rex ob exationem prosperè
confectam, mutato Andreae titulo Ondelim, appellari jussit Ondedoc,
maiori dignitatis gradu, ac reliquis universae provinciae praeesse
Mandarinis »
(Vì vua [Chúa Nguyễn Phúc Nguyên] muốn hoàn thành
[công việc] cho thịnh vượng, nên đã truyền đổi tước hiệu của An Rê là ông