LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ 1620-1659 - Trang 37

Mặn hay Hội An). Cũng nên biết rằng, Buzomi đề thư là ngày 13-7-1625 ;
thực ra ông đã đề lầm năm, vì phải đề là 13-7-1626 mới đúng. Sở dĩ chúng
tôi dám quả quyết như thế là vì ông viết « năm ngoái L.m. F. d. Pina bị chết
đuối ». Thế mà Pina chết đuối ngày 15-12-1625 như chúng ta đã biết. Thư
gồm 4 trang giấy, chữ viết nhỏ xíu trong khổ 21 x 30 cm (trang thứ tư khổ
21 x 7 cm)

103

. Trong thư ta thấy có mấy chữ quốc ngữ được tác giả viết theo

lối cách ngữ như ngày nay.

xán tí

104

: Xán tí (thượng đế).

thien chu

105

: Thiên Chủ (Thiên Chúa).

thien chũ xán tí

106

: Thiên Chủ Thượng Đế.

ngaoc huan : « il nome xán tí e sopra nome d’un pagode por nome,

ngaoc huan »

107

(danh từ Thượng Đế còn là tên một ngôi chùa [ở Đàng

Trong] cũng có tên là Ngọc Hoàng).

Trang thứ nhất của bức thư này tác giả trình bày việc L.m. giám sát

Gabriel de Matos đã xem xét xong công việc truyền giáo ở Đàng Trong từ
cuốỉ năm 1624, về những hoạt động của Pina và cái chết của ông, về việc
các Linh mục ở Đàng Trong đã cử Đắc Lộ « là người hoạt động rất giỏi và
là tu sĩ tốt, cùng về Áo Môn một chuyến với Matos, để rồi từ Áo Môn hy
vọng Đắc Lộ sẽ tới được Đàng Ngoài để bắt đầu mở cuộc truyền giáo trong
xứ này ». Ba trang sau Buzomi « tranh luận » về các danh từ Thiên Chủ,
Thượng đế ;
ông trưng dẫn ý tưởng của Thánh Phao Lô và Tôma, để nhấn
mạnh đến việc phải thích nghi tôn giáo vào địa phương ngay cả trong ngôn
ngữ... Ý của Buzomi là ở Đàng Trong nên dùng từ ngữ Thiên Chủ (Thiên
Chúa) chứ không nên dùng Thượng Đế.

Nhìn vào những chữ quốc ngữ của Buzomi trên đây, mặc dầu ít,

nhưng đã thấy tiến triển, nếu đem so sánh với lối viết của João Roiz, c.
Borri, Đắc Lộ, Gaspar Luis và Antonio de Fontes từ năm 1626 trở về trước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.