LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ 1620-1659 - Trang 39

GIAI ĐOẠN HAI : 1631-1648

Trong giai đoạn 1631-1648 của chữ quốc ngữ, chúng tôi nhận thấy,

những tài liệu dưới đây của Linh mục Đắc Lộ và Gaspar d’Amaral đáng
lưu ý hơn cả, nhất là tài liệu của Amaral. Những trang liền đây sẽ cho
chúng ta thấy chữ quốc ngữ đã được viết khá đúng về hai phương diện :
cách ngữ và dấu.

Tài liệu viết tay của Đắc Lộ từ 1631-1647

Do những tài liệu viết tay của Đắc Lộ mà chúng tôi tìm được, có thể

giúp chúng ta biết trình độ chữ quốc ngữ của ông trong thời gian 1631-
1647. Vì chúng tôi muốn trình bày sự hình thành chữ quốc ngữ theo thứ tự
thời gian, nên đã sắp những tài liệu của Đắc Lộ do ông soạn từ 1631-1636
vào Giai đoạn hai : 1631-1648. Thật ra, như bạn đọc sẽ thấy, những tài liệu
của Đắc Lộ viết từ năm 1631-1636 phải sắp lên Giai đoạn một mới đúng,
nếu không trình bày theo thứ tự thời gian. Bởi vì, nếu chúng ta so sánh lối
viết chữ quốc ngữ của Đắc Lộ năm 1631, với lối viết của Buzomi năm
1626, thì hai lối viết gần giống nhau, nghĩa là trình độ gần như nhau. Thế
mà vì tôn trọng việc trình bày theo thứ tự thời gian, chúng tôi đã phải đặt
tài liệu của Buzomi năm 1626 vào cuối giai đoạn một, còn tài liệu của Đắc
Lộ từ năm 1631-1636 vào đầu giai đoạn hai.

Thư của Đắc Lộ viết tháng 1-1631

Chúng ta biết, tháng 7-1626, Đắc Lộ rời Đàng Trong về Áo Môn.

Mãi đến ngày 12-3-1627, hai L.m. Pedro Marques và Đắc Lộ mới khởi
hành từ Áo Môn để đi Đàng Ngoài, và ngày 19-3 năm đó tầu chở hai ông
tới Cửa Bạng (Thanh Hóa). Tháng 5-1630, hai Linh mục bị Chúa Trịnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.