Bochinũ, Gueanũ
: Bố Chính, Nghệ An. Tác giả đã làm biến thể
hai địa danh Bố Chính và Nghệ An sang La ngữ.
Hai tài liệu viết tay trên đây của Đắc Lộ đều có quá ít chữ quốc ngữ.
Tuy nhiên chúng ta cũng có thể cho rằng Đắc Lộ viết chữ quốc ngữ còn
kém Francesco Buzomi, vì ngay vào năm 1626, Buzomi đã sử dụng lối
cách ngữ và đã dùng dấu, tức là đã phân biệt được phần nào về thanh tiếng
Việt, là một điều rất khó đốì với những người Âu Châu nói cách chung.
Dưới đây chúng ta sẽ thấy Đắc Lộ ghi chữ quốc ngữ khá hơn, nhờ tài liệu
năm 1636 mà chúng tôi tìm được.
Tài liệu của Đắc Lộ viết năm 1636
Cũng may chúng tôi khám phá được một tài liệu viết tay rất dài của
Đắc Lộ, tức bản thảo cuốn sách Tunchinensis Historiae libri duo mà phần
lớn đã được Đắc Lộ soạn vào năm 1636. Chính bản viết tay quý giá này
còn lưu trữ tại Văn khố Dòng Tên ở La Mã
, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn
trình độ chữ quốc ngữ của Đắc Lộ.
Chúng ta biết rằng, sau khi Đắc Lộ bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài,
ông được chỉ định dậy Thần học tại Học viện « Madre de Deus » ở Áo Môn
trong 10 năm trời (1630-1640). Đắc Lộ tự coi như mình bị cầm chân trong
10 năm đó, vì ông muốn trở lại Đàng Ngoài hoạt động truyền giáo như
trước, hay ít ra cũng được trở lại Đàng Trong để sống với người Việt Nam.
Thật ra nếu Bề trên muốn, thì ông vẫn có thể trở lại Đàng Ngoài được, dầu
ông đã bị Chúa Trịnh Tráng trục xuất. Bởi vì nhà cầm quyền Đàng Ngoài
chưa có ác cảm với ông nhiều, còn đối với tôn giáo mới là Công giáo, họ
cũng không cấm hoàn toàn. Chính vì thế mà vào tháng 3-1631, bốn Linh
mục Dòng Tên là Gaspar d’Amaral, André Palmeiro, Antonio de Fontes và
Antonio F. Cardim từ Áo Môn đến Thăng Long đã được Chúa Trịnh Tráng
tiếp nhận, và ông cho phép hai Linh mục Gaspar d’ Amaral, Antonio F.
Cardim được phép ở lại Thăng Long ; tới năm 1632, lại có thêm ba L.m.