LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ 1620-1659 - Trang 43

thảo những chương này có lẽ là sau khi tác giả đã về tới La Mã (27-6-
1649).

Bản thảo bằng La ngữ gồm 62 tờ, tức 124 trang chữ, trong khổ 14 x

24 cm, mỗi trang trung bình có 43 dòng chữ viết nhỏ li ti. Bản thảo chia
làm hai quyển : Quyển I, thuật lại lịch sử tổng quát của Đàng Ngoài về
phương diện địa dư, chính trị, hành chính, kinh tế, tiền tệ, thuế má, tôn
giáo, văn học, phong tục v.v... ; Quyển II, dầy gấp đôi Quyển I, ghi lại lịch
sử truyền bá Phúc Âm ở Đàng Ngoài từ 1627-1646.

Sau đây chúng tôi xin ghi lại những chữ quốc ngữ trong bản thảo

của Đắc Lộ. Chúng tôi cũng xin bạn đọc miễn cho khỏi ghi số tờ có chữ
quốc ngữ, vì nếu ghi lại hết thì quá dài.

QUYỂN MỘT

Tình trạng « trần thế » nước Đông Kinh [Đàng Ngoài] (De statu

temporali regni Tungkin), f. 1r-21v

Tung : Đông. Đông Kinh.

kin : kinh. Đông Kinh.

Annam : An Nam.

Ainam : Hải nam. Đảo Hải Nam.

Chúacanh : Chúa Canh. Có lẽ là Chúa Cao, tức là nhà Mạc cai trị

vùng Cao Bằng.

Che ce : Kẻ Chợ. Thủ đô Thăng Long.

Chúa bàng : Chúa Bằng. Đắc Lộ dịch chữ bằng có nghĩa là công

bằng ; nhưng thực ra phải dịch là bình an. Vì tác giả gọi Cháu Trịnh Tùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.