Dòng Tên khác đến Đàng Ngoài : Raymond de Govea (Tây Ban Nha) và
hai người Ý là Bernardin Reggio, Jérôme Mayorica. Vậy nếu Đắc Lộ có trở
lại Đàng Ngoài, thì nhà cầm quyền xứ này cũng có thể chấp nhận, ít nhất là
trong một thời gian ngắn. Hồi ấy Chúa Trịnh Tráng tiếp nhận các nhà
truyền giáo từ Áo Môn tới, không phải vì ông mộ mến đạo Công giáo,
nhưng vì thương mại : các giáo sĩ Tây phương có mặt ở Đàng Ngoài làm
cho các thương gia Bồ Đào hay lui tới xứ này, nhờ đó Chúa Trịnh Tráng có
thể mở ngoại thương với Áo Môn dễ dàng hơn.
Sở dĩ Đắc Lộ phải vắng mặt ở Việt Nam từ 1630-1640 là vì một số
tu sĩ ở Áo Môn không đồng ý với ông về ít nhiều thích nghi của ông tại
Việt Nam, ví dụ : vấn đề từ ngữ Ki tô giáo, như từ ngữ Đức Chúa Trời Đất,
vấn đề lập « Dòng tu », Thầy giảng, việc thích nghi tập tục Việt Nam vào
phụng vụ v.v... Dầu không hy vọng được trở lại Đàng Ngoài hoạt động,
nhưng nhà truyền giáo của chúng ta vẫn luôn luôn muốn hiến đời sống
mình cho Giáo hội Đàng Ngoài. Để tỏ lòng tha thiết với xứ này. Đắc Lộ đã
soạn một tập lịch sử chính trị, xã hội và Công giáo Đàng Ngoài. Cuốn sách
quý giá này được xuất bản tại La Mã năm 1650 và tại Lyon năm 1651,
1652, bằng ba thứ chữ : Ý, Pháp, La tinh. Như thế là bản thảo đầu tiên bằng
La văn lại được in sau, tức 1652, còn bản Ý văn in đầu tiên năm 1650 và
bản Pháp văn do L.m. Herry Albi dịch (có lẽ dịch từ bản thảo La văn) in
năm 1651. Cũng nên biết rằng, cứ theo cuốn Ý văn, không thấy đề tên
người dịch như vậy có thể hiểu được rằng, bản Ý văn do chính Đắc Lộ dịch
ra từ bản La văn, nhưng không rõ ông dịch bản này khi còn ở Áo Môn, hay
trong cuộc hành trình về La Mã (cuối năm 1645 đến giữa năm 1649), cũng
có thể là sau khi ông đã về tới La Mã
.
Nhờ có niên hiệu ghi trên bản thảo, chúng ta biết được Đắc Lộ đã
soạn tập này vào năm 1636. Nhưng cuối bản thảo còn có mấy chương viết
về tình hình truyền giáo ở Đàng Ngoài đến năm 1646 ; do vậy, có thể hiểu
được rằng, sau năm 1636 Đắc Lộ đã viết thêm mấy chương đó và lúc soạn